Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

Bài học Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em nắm được mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất để các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

- Trong văn bản tự sự để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về mọt vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phầm triết lí.

- Trong đoạn văn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng các loại câu khẳng định và phủ địng, câu có các cặp quan hệ từ hô ứng. Những từ được dùng nhiều như tại sao, thật vậy, tuy thế…

2. Luyện tập

Câu 1. Lập luận thường nêu lên một giả thiết và đi đến một kết luận. Ví dụ trong câu Chỉ có chăm chỉ thì mới có kết quả học tập tốt, thì Chỉ có chăm chỉ là giả thiết còn mới có kết quả học tập tốt là kết luận.

Căn cứ vào cách hiểu trên, hãy chỉ ra đâu là giả thiết và đâu là kết luận trong đoạn văn sau:

"Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta; nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

(Nam Cao, Lão Hạc)

Gợi ý làm bài:

   Trong câu văn đầu, phần giả thiết là Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ ; phần kết luận là thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương...

Câu 2. Trong mấy câu thơ sau, Thuý Kiều đã nói với Hoạn Thư những gì ? Hãy chuyển những lời của Thuý Kiều thành một đoạn văn nghị luận.

Thoắt trông nàng đã chào thưa :

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan !

Dề dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều"

Gợi ý làm bài:

Nội dung Kiều nói với Hoạn Thư có thể diễn xuôi như sau:

- Tiểu thư bây giờ cũng có ở đây sao ? (chào một cách mỉa mai) Từ xưa đến nay được mấy người phụ nữ ghê gớm như bà ? Ở đời càng sống cay nghiệt càng gặp nhiều oan trái.

- Dựa vào nội dung trên, viết thành đoạn văn nghị luận.

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.

- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự.

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM