Giải bài tập SGK Toán 2 Bài: Một phần tư

Giải bài tập trang 119 SGK Toán 2 Bài Một phần tư với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các em học sinh luyện tập cách lập bảng chia 4, thực hành các bài toán có liên quan đến một phần tư. Sau đây mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Toán 2 Bài: Một phần tư

1. Giải bài 1 trang 119 SGK Toán 2

Đã tô màu \(\displaystyle{1 \over 4}\) hình nào?

Phương pháp giải

Tìm hình nào được chia thành bốn phần bằng nhau và có một phần đã tô màu.

Hướng dẫn giải

Đã tô màu \(\displaystyle{1 \over 4}\) hình A, hình B, hình C.

2. Giải bài 2 trang 119 SGK Toán 2

Hình nào có \(\displaystyle{1 \over 4}\) số ô vuông đã được tô màu?

Phương pháp giải

- Bước 1: Đếm số ô vuông có trong hình.

- Bước 2: Tìm \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông trong mỗi hình bằng cách lấy số vừa đếm được chia cho \(4\).

- Bước 3: Đếm số ô vuông đã tô màu, nếu bằng với số vừa tìm được ở bước hai thì hình đó đã có \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông được tô màu.

Hướng dẫn giải

Hình A: Có \(8\) ô vuông. 

Ta có: \(8:4=2\) mà hình có \(2\) ô vuông đã tô màu.

Vậy hình A đã có \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông được tô màu.

Hình B: Có \(12\) ô vuông.

Có: \(12:4=3\) và trong hình đang có \(3\) ô vuông được tô màu.

Vậy hình B đã có \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông được tô màu.

Hình C: Có \(16\) ô vuông.

Ta có: \(16:4=4\) và trong hình đang có 8 ô vuông được tô màu.

Vậy hình C không có \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông được tô màu.

Hình D: Có \(16\) ô vuông.

Ta có: \(16:4=4\) và trong hình đang có 4 ô vuông được tô màu.

Vậy hình D có \(\displaystyle {1 \over 4}\) số ô vuông đã được tô màu.

Kết luận: Hình A; B; D là các hình đã tô màu \(\displaystyle {1 \over 4}\) số ô vuông

3. Giải bài 3 trang 119 SGK Toán 2

Hình nào đã khoanh vào  \(\displaystyle{1 \over 4}\)  số con thỏ:

Phương pháp giải

- Đếm số thỏ có trong hình rồi tìm \(\dfrac{1}{4}\) của số đó.

- Đếm số thỏ đã khoanh, nếu bằng với giá trị vừa tìm được ở bước trên thì hình đó đã khoanh vào \(\dfrac{1}{4}\) số con thỏ.

Hướng dẫn giải

Trong hai hình đều có \(8\) con thỏ.

Ta có: \(8:4=2\)

Mà hình A có \(2\) con thỏ được khoanh; hình B có \(4\) con thỏ được khoanh.

Vậy hình A đã khoanh vào \(\displaystyle {1 \over 4}\) số con thỏ.

Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM