Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

Bài học Miêu tả trong văn bản tự sự giúp các em thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự, đồng thời luyện tập về sự kết hợp bằng thực hành viết các đoạn văn, bài văn có sử dụng yếu tố miêu tả. eLib đã biên soạn bài học này để các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

1.1. Ví dụ

- Gốc chuối tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có dễ chùm nằm dưới mặt đất.

- Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng.

- Chuối mọc thành rừng bạn ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là “con đàn cháu lũ”.

- Chuối trứng cuốc – không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.

- Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt heo luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi.

=> Tác dụng: Yếu tố miêu tả này có tác dụng giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động đặc điểm của cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối.

1.2. Kết luận

Trong văn bản tự sự. sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

2. Luyện tập

Câu 1. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ngữ liệu (1):

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn - hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Ngữ liệu (2):

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vần nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩỵ nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị nảy túm tóc lắng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Yêu cầu: Chỉ ra sự khác nhau về cách miêu tả trong đoạn văn của Ngô Tất Tố so với đoạn văn của Thanh Tịnh.

Gợi ý làm bài:

Cũng là miêu tả nhưng mỗi nhà văn, tuỳ vào mỗi hoàn cảnh, sự việc, sự vật, ... mà dùng bút pháp tả người, tả cảnh, tả tâm trạng hay tả hành động. Hai đoạn văn trên tiêu biểu cho hai bút pháp tả tâm trạng và tả hành động.

Câu 2: Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Gợi ý làm bài: 

Không nên dùng lại y nguyên những hình ảnh ước lệ trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều để giới thiệu mà phải biết liên tưởng từ những hình ảnh gợi tả mà tác giả sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật này theo cảm nhận của riêng mình. Chú ý đảm bảo mạch giới thiệu theo câu chuyện (ở đây là việc giới thiệu về gia đình Thuý Kiều, trình tự giới thiệu từ vẻ đẹp hình thức đến tài hoa,…).

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự (kể chuyện)

- Luyện tập về sự kết hợp này bằng thực hành viết các đoạn văn, bài văn.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM