Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu Tiếng Việt 5
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em biết cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy một cách phù hợp. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm một số từ ngữ phong phú. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung bài học
- Đặt dấu chấm hay dấu phẩy phù hợp trong mẩu chuyện đã cho.
- Nêu được tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn.
2. Câu hỏi và hướng dẫn giải
2.1. Giải câu 1 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5
a. Câu hỏi: Đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau:
Dấu chấm và dấu phẩy
Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài".
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời: "Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh".
TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm
b. Hướng dẫn giải:
- Bức thư 1: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài”.
- Bức thư 2: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh”.
2.2. Giải câu 2 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5
a. Câu hỏi: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
b. Hướng dẫn giải:
(1) Tiếng trống trường vừa vang lên, học sinh từ các lớp ùa ra bên ngoài như ong vỡ tổ. Sân trường nhộn nhịp hẳn lên. (2) Góc này, một nhóm bạn đang chơi đá cầu. (3) Góc kia, một nhóm bạn đang chơi nhảy dây. (4) Dưới gốc câu bàng, hai ba bạn tụm lại trò chuyện ríu rít. (5) Giữa sân, các bạn đang xếp vòng tròn cùng nhau ca hát. (6) Tiếng nói, tiếng cười vang lên không ngớt.
- Tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn em vừa viết:
+ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu: câu 6.
+ Ngăn cách trang ngữ với chủ ngữ và vị ngữ: câu 5, câu 2, câu 3, câu 4.
+ Ngăn cách các vế câu trong câu ghép: câu 1.
3. Tổng kết
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Biết cách đặt dấu chấm và dấu phẩy một cách phù hợp.
- Trau dồi thêm một số từ ngữ phong phú.
Tham khảo thêm
- doc Tập đọc: Út Vịnh Tiếng Việt 5
- doc Chính tả: Nhớ - viết: Bầm ơi Tiếng Việt 5
- doc Kể chuyện: Nhà vô địch Tiếng Việt 5
- doc Tập đọc: Những cánh buồm Tiếng Việt 5
- doc Tập làm văn: Trả bài văn tả con vật Tiếng Việt 5
- doc Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) Tiếng Việt 5
- doc Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết) Tiếng Việt 5