Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ Tiếng Việt 5

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về từ đồng âm. Từ đó, các em có thể vận dụng từ đồng âm để chơi chữ. Đồng thời, bài học này còn giúp các em mở rộng thêm vốn từ ngữ cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ Tiếng Việt 5

1. Nội dung bài học

- Nhận xét từ đồng âm được sử dụng trong câu "Hổ mang bò lên núi".

- Chỉ ra được các từ đồng âm để chơi chữ trong những câu văn đã cho.

- Đặt câu có sử dụng từ đồng âm.

2. Nhận xét

a. Câu hỏi: Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi:

"Hổ mang bò lên núi".

(1) Có thể hiểu câu trên theo những cách nào?

(2) Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy?

b. Hướng dẫn giải:

(1) Câu "Hổ mang bò lên núi" có hai cách hiểu:

- Cách 1: Con rắn hổ mang đang bò lên trên núi.

- Cách 2: Con hổ đang mang con bò lên trên núi.

(2) Câu văn trên có hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra hai cách hiểu:

- Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với danh từ hổ (con hổ) và hành động mang.

- Động từ bò đồng âm với danh từ bò (con bò).

3. Ghi nhớ

Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây ra những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

4. Luyện tập

4.1. Giải câu 1 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?

(1) Ruồi đậu mâm xôi đậu/ Kiến đĩa thịt bò.

(2) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

(3) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

(4) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

b. Hướng dẫn giải: Các từ đồng âm đã được sử dụng để chơi chữ là:

(1) Ruồi đậu mâm xôi đậu/ Kiến bò đĩa thịt bò.

(2) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

(3) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

(4) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

4.2. Giải câu 2 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.

b. Hướng dẫn giải:

- Đặt câu với cặp từ bò - bò:

+ Con gián nó bò vào tủ quần áo của tôi.

+ Con bò đã bị lũ cuốn trôi đi.

- Đặt câu với cặp từ đậu - đậu:

+ Tôi đã thi đậu đại học vào trường công.

+ Con chim nó đậu trên cành cây.

5. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được khái niềm từ đồng âm.

- Nhận diện và phân tích được từ đồng âm.

Ngày:07/11/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM