Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập
eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập trang 69 SGK Toán 9 bên dưới đây. Thông qua tài liệu này các em vừa ôn tập được kiến thức vừa nâng cao kĩ năng làm bài hiệu quả để từ đó có phương pháp học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 4 trang 69 SGK Toán 9 tập 2
Xem hình 7. Tính số đo của góc ở tâm AOB và số đo cung lớn AB.
Phương pháp giải
- Tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau là tam giác vuông cân.
- Tam giác vuông cân có hai góc nhọn bằng \(45^o\)
Hướng dẫn giải
Tam giác AOT có: \(\widehat A=90^o; AO=AT\)
Suy ra, tam giác AOT vuông cân tại A
\(\Rightarrow\widehat{AOB}=\widehat{ATO}=45^o\)
Vậy số đo cung nhỏ AB bằng số đo góc \(\widehat{AOB}\) bằng \(45^o\)
Do vậy số đo cung lớn AB bằng \(360^o-45^o=315^o\)
2. Giải bài 5 trang 69 SGK Toán 9 tập 2
Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A và B cắt nhau tại M. Biết góc \(AMB = 35^o\).
a) Tính số đo của góc ở tâm tạo bởi bán kính OA, OB.
b) Tính số đo mỗi cung AB (cung lớn và cung nhỏ).
Phương pháp giải
a) Theo định lý tổng bốn góc trong một tứ giác ta có:
\(\widehat{OAM}+\widehat{OBM}+\widehat{AOB}+\widehat M=360^o\), từ đó suy ra \(\widehat{AOB}\)
b) Sử dụng:
Số đo cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó
Số đo cung lớn bằng \(360^\circ \) trừ số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).
Hướng dẫn giải
a) Xét tứ giác AOBM:
Vì AM và BM là các tiếp tuyến nên ta có: \(\widehat{OAM}=\widehat{OBM}=90^o\)
Theo định lý tổng bốn góc trong một tứ giác ta có:
\(\widehat{OAM}+\widehat{OBM}+\widehat{AOB}+\widehat M=360^o\\\Rightarrow 90^o+90^o+\widehat{AOB}+35^o=360^o\\ \Rightarrow \widehat{AOB}=180^o-35^o=145^o\)
b) Gọi cung nhỏ AB là \(\overset\frown{{AmB}} \) và cung lớn AB là \( \overset\frown{{AnB}} \)
Ta có: \(sđ \overset\frown{{AmB}}=\widehat{AOB}=145^o \)
Suy ra \(\text{sđ} \overset\frown{{AnB}}=360^o- \text{sđ} \overset\frown{{AmB}}=360^o-145^o=215^o\)
3. Giải bài 6 trang 69 SGK Toán 9 tập 2
Cho tam giác đều ABC. Gọi O là tâm của đường tròn đi qua ba đỉnh A, B, C.
a) Tính số đo các góc ở tâm tạo bởi hai trong ba bán kính OA, OB, OC.
b) Tính số đo các cung tạo bởi hai trong ba điểm A, B, C.
Phương pháp giải
a) Ta có góc ở tâm tạo bởi hai trong ba bán kính OA, OB và OC là góc \(\widehat{AOB}\), \(\widehat{AOC}\), \(\widehat{BOC}\).
Chứng minh:
\(\Delta ABO=\Delta CAO=\Delta BCO\) (g.c.g)
Vậy \(\widehat{AOB}=\widehat{AOC}=\widehat{BOC}\)
b) Chỉ ra \(\text{sđ}\overset\frown{{AB}} =\text{sđ}\overset\frown{{AC}}=\text{sđ}\overset\frown{{BC}}=120^o\)
Từ đó, ta có:
+) \(\text{sđ}\overset\frown{{ACB}}=360^o-\text{sđ}\overset\frown{{AB}}\)
+) \(\text{sđ}\overset\frown{{ABC}}=360^o-\text{sđ}\overset\frown{{AC}}\)
+) \(\text{sđ}\overset\frown{{BAC}}=360^o-\text{sđ}\overset\frown{{BC}}\)
Hướng dẫn giải
a) Góc ở tâm tạo bởi hai trong ba bán kính OA, OB và OC là góc \(\widehat{AOB}\), \(\widehat{AOC}\), \(\widehat{BOC}\).
Vì ABC là tam giác đều nên O là giao điểm ba đường trung trực đồng thời là giao điểm của ba đường phân giác.
Suy ra \(\widehat{ABO}=\widehat{BAO}=\widehat{ACO}=\widehat{CAO}=\widehat{CBO}=\widehat{BCO}=\dfrac{60^o}{2}=30^o\)
Xét ba tam giác AOB, AOC và BOC có
+) \(AB=AC=BC\)
+) \(\widehat{BAO}=\widehat{ACO}=\widehat{CBO}=30^o\)
+) \(\widehat{ABO}=\widehat{CAO}=\widehat{BCO}=30^o\)
Suy ra \(\Delta ABO=\Delta CAO=\Delta BCO\) (g.c.g)
Vậy \(\widehat{AOB}=\widehat{AOC}=\widehat{BOC}=180^o-30^o.2=120^o\)
b) Các điểm A, B, C chia đường tròn O thành 3 cung nhỏ \(\overset\frown{{AB}},\overset\frown{{BC}}, \overset\frown{{CA}}\) có số đo lần lượt bằng số đo các góc ở tâm \(\widehat{AOB}\), \(\widehat{AOC}\), \(\widehat{BOC}\).
Suy ra: \(\text{sđ}\overset\frown{{AB}} =\text{sđ}\overset\frown{{AC}}=\text{sđ}\overset\frown{{BC}}=120^o\)
Từ đó, ta có:
+) \(\text{sđ}\overset\frown{{ACB}}=360^o-\text{sđ}\overset\frown{{AB}}=240^o\)
+) \(\text{sđ}\overset\frown{{ABC}}=360^o-\text{sđ}\overset\frown{{AC}}=240^o\)
+) \(\text{sđ}\overset\frown{{BAC}}=360^o-\text{sđ}\overset\frown{{BC}}=240^o\)
4. Giải bài 7 trang 69 SGK Toán 9 tập 2
Cho hai đường tròn cùng tâm O với bán kính khác nhau. Hai đường thẳng đi qua O cắt hai đường tròn đó tại các điểm A, B, C, D, M, N, P, Q (hình 8).
a) Em có nhận xét gì về số đo của các cung nhỏ AM, CP, BN, DQ?
b) Hãy nêu tên các cung nhỏ bằng nhau.
c) Hãy nêu tên hai cung lớn bằng nhau.
Phương pháp giải
Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa \({360^o}\) và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn)
Hai cung bằng nhau có số đo bằng nhau.
Hướng dẫn giải
a) Ta có:
\(sđ\overset\frown{{AM}}=\widehat{AOM};\\ sđ\overset\frown{{BN}}=\widehat{BON}\)
mà \(\widehat{AOM}=\widehat{BON}\) nên \(sđ\overset\frown{{AM}}=sđ\overset\frown{{BN}}\)
Tương tự, ta cũng chứng minh được: \(sđ\overset\frown{{PC}}=sđ\overset\frown{{QP}}\,\,(=\widehat{QOD})\)
b) Hai cung nhỏ bằng nhau:
- Trên đường tròn \((O;OB)\) có:
+) \(sđ\overset\frown{{BN}}=sđ\overset\frown{{PC}}\Rightarrow \overset\frown{{BN}}=\overset\frown{{PC}} \)
+) \(sđ\overset\frown{{BP}}=sđ\overset\frown{{NC}}\Rightarrow \overset\frown{{BP}}=\overset\frown{{NC}} \)
- Trên đường tròn \((O;OA)\) có:
+) \(sđ\overset\frown{{AM}}=sđ\overset\frown{{QD}}\Rightarrow\overset\frown{{AM}}=\overset\frown{{QD}}\)
+) \(sđ\overset\frown{{QA}}=sđ\overset\frown{{MD}}\Rightarrow\overset\frown{{QA}}=\overset\frown{{MD}}\)
c) Hai cung lớn bằng nhau:
- Trên đường tròn \((O;OB)\) có:
+) \(sđ\overset\frown{{BN}}+sđ\overset\frown{{BP}}+sđ\overset\frown{{PC}}=sđ\overset\frown{{BN}}+sđ\overset\frown{{NC}}+sđ\overset\frown{{PC}}\\ \Rightarrow\overset\frown{{NBC}}=\overset\frown{{BNP}}\)
- Trên đường tròn \((O;OA)\) có:
+) \(sđ\overset\frown{{AM}}+sđ\overset\frown{{AQ}}+sđ\overset\frown{{QD}}=sđ\overset\frown{{AM}}+sđ\overset\frown{{MD}}+sđ\overset\frown{{QD}}\\ \Rightarrow\overset\frown{{MAD}}=\overset\frown{{AMQ}}\)
5. Giải bài 8 trang 70 SGK Toán 9 tập 2
Mỗi khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a) Hai cung bằng nhau thì có số đo bằng nhau
b) Hai cung có số đo bằng nhau thì bằng nhau.
c) Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn là cung lớn hơn.
d) Trong hai cung trên một đường tròn, cung nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn.
Phương pháp giải
So sánh hai cung:
Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bẳng nhau: Khi đó:
- Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
- Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.
Hướng dẫn giải
a) Đúng
Chú ý: Khi ta nói hai cung bằng nhau, nghĩa là hai cung này so sánh được (tức chúng cùng nằm trong một đường tròn hoặc trong hai đường tròn bằng nhau). Do đó, theo cách so sánh hai cung đã biết thì hai cung bằng nhau thì số đo bằng nhau.
b) Sai. Không rõ hai cung nằm trên một đường tròn hay trên hai đường tròn bằng nhau không.
c) Sai. Không rõ hai cung nằm trên một đường tròn hay trên hai đường tròn bằng nhau không.
d) Đúng
6. Giải bài 9 trang 70 SGK Toán 9 tập 2
Trên đường tròn tâm O lấy ba điểm A, B, C sao cho \(\widehat{AOB} = 100^o\), \(sđ\overset\frown{AC} = 45^o\). Tính số đo của cung nhỏ BC và cung lớn BC. (Xét cả hai trường hợp: điểm C nằm trên cung nhỏ AB, điểm C nằm trên cung lớn AB).
Phương pháp giải
Trên đường tròn (O), nếu điểm C nằm giữa hai điểm A và B thì \(\text{sđ}\overset\frown{AB}=\text{sđ}\overset\frown{AC}+\text{sđ}\overset\frown{BC} \)
Hướng dẫn giải
TH1: Điểm C thuộc cung nhỏ AB.
Vì C thuộc cung nhỏ AB nên ta có:
\(\begin{align} & \text{sđ}\overset\frown{AB}=\text{sđ}\overset\frown{AC}+\text{sđ}\overset\frown{BC} \\ & \Rightarrow {{100}^{o}}={{45}^{o}}+\text{sđ}\overset\frown{BC} \\ & \Rightarrow \text{sđ}\overset\frown{BC}={{100}^{o}}-{{45}^{o}}={{55}^{o}} \\ \end{align}\)
Số đo cung lớn BC là \(360^o-55^o=305^o\)
TH2: Điểm C thuộc cung lớn AB.
Suy ra A thuộc cung nhỏ BC.
Ta có:
\(\begin{align} & \text{sđ}\overset\frown{BC}=\text{sđ}\overset\frown{AB}+\text{sđ}\overset\frown{AC} \\ & \Rightarrow \text{sđ}\overset\frown{BC}={{100}^{o}}+{{45}^{o}}={{145}^{o}} \\ \end{align}\)
Số đo cung lớn BC là \(360^o-145^o=215^o\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 2: Liên hệ giữa cung và dây
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 3 Góc nội tiếp
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 4: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc
- doc Giải bài tập SGK Toán 9 Bài: Luyện tập