Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Luyện tập trang 14

Phần hướng dẫn giải bài tập Bài Luyện tập trang 14 sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Luyện tập trang 14

1. Giải bài 1 trang 14 SGK Toán 5

Chuyển các hỗn số sau thành phân số:

\( 2\dfrac{3}{5}\);        \( 5\dfrac{4}{9}\);         

\( 9\dfrac{3}{8}\);         \( 12\dfrac{7}{10}\).

Phương pháp giải

Có thể viết hỗn số thành một phân số có:

- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

- Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Hướng dẫn giải

\( \displaystyle 2\dfrac{3}{5} = {{2 \times 5 + 3} \over 5} =\dfrac{13}{5}\);        

\( \displaystyle 5\dfrac{4}{9} = {{5 \times 9 + 4} \over 9} =\dfrac{49}{9}\);

\( \displaystyle 9\dfrac{3}{8}= {{9 \times 8 + 3} \over 8}  =\dfrac{75}{8}\);

\( \displaystyle 12\dfrac{7}{10} = {{12 \times 10 + 7} \over {10}}  =\dfrac{127}{10}\). 

2. Giải bài 2 trang 14 SGK Toán 5

So sánh các hỗn số:

a) \(3\dfrac{9}{{10}}\) và \(2\dfrac{9}{{10}} ;\)               

b) \(3\dfrac{4}{{10}}\) và \(3\dfrac{9}{{10}};\)

c) \(5\dfrac{1}{{10}}\) và \(2\dfrac{9}{{10}} ;\)               

d) \(3\dfrac{4}{{10}}\) và \(3\dfrac{2}{5} .\)

Phương pháp giải

Bước 1: Đổi các hỗn số thành phân số: 

  • Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
  • Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Bước 2: So sánh các phân số đó: Hai phân số có cũng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.

Hướng dẫn giải

Câu a:

\(3\dfrac{9}{{10}} = \dfrac{{39}}{{10}}\;;\;\;2\dfrac{9}{{10}} = \dfrac{{29}}{{10}}.\) 

Mà \(\dfrac{{39}}{{10}} > {\rm{ }}\dfrac{{29}}{{10}}\). Vậy : \(3\dfrac{9}{{10}} > 2\dfrac{9}{{10}}\).

(Hoặc : Ta có : \(3> 2\).  Vậy : \(3\dfrac{9}{{10}} > 2\dfrac{9}{{10}}\).)

Câu b:

\(3\dfrac{4}{{10}} = \dfrac{{34}}{{10}}\;;\;\;3\dfrac{9}{{10}} = \dfrac{{39}}{{10}}.\)

Mà \(\dfrac{{34}}{{10}} < \dfrac{{39}}{{10}}\).  Vậy : \(3\dfrac{4}{{10}} < {\rm{ }}3\dfrac{9}{{10}}\).

(Hoặc : Ta có : \(3= 3\) và \(\dfrac{{4}}{{10}} < \dfrac{{9}}{{10}}\). Vậy : \(3 \dfrac{{4}}{{10}} < 3 \dfrac{{9}}{{10}}\).)

Câu c:

\(5\dfrac{1}{{10}} = \dfrac{{51}}{{10}}\;;\;\;2\dfrac{9}{{10}} = \dfrac{{29}}{{10}}.\)

Mà \(\dfrac{{51}}{{10}} > {\rm{ }}\dfrac{{29}}{{10}}\).  Vậy : \(5\dfrac{1}{{10}} > {\rm{ }}2\dfrac{9}{{10}}\).

(Hoặc : Ta có : \(5> 2\). Vậy :  \(5\dfrac{1}{{10}} > {\rm{ }}2\dfrac{9}{{10}}\).)

Câu d:

\(3\dfrac{4}{{10}} = \dfrac{{34}}{{10}} = \dfrac{{17}}{5}\;;\;\;3\dfrac{2}{5} = \dfrac{{17}}{5}\).

Mà \(\dfrac{{17}}{5} = \dfrac{{17}}{5}\).  Vậy : \(3\dfrac{4}{{10}} = {\rm{ }}3\dfrac{2}{5}\).

(Hoặc : Ta có : \(3=3\) và  \(\dfrac{{4}}{{10}} = \dfrac{{4:2}}{{10:2}} = \dfrac{2}{5}\). Vậy : \(3\dfrac{4}{{10}} = {\rm{ }}3\dfrac{2}{5}\).)

3. Giải bài 3 trang 14 SGK Toán 5

Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính:

a) \( 1\dfrac{1}{2}+1\dfrac{1}{3}\);             

b) \( 2\dfrac{2}{3}-1\dfrac{4}{7}\);

c) \( 2\dfrac{2}{3} \times 5\dfrac{1}{4}\);             

d) \( 3\dfrac{1}{2}:2\dfrac{1}{4}\) .

Phương pháp giải

Bước 1: Chuyển các hỗn số thành phân số bằng cách: 

  • Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
  • Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia hai phân số như thông thường.

Hướng dẫn giải

Câu a:

\( 1\dfrac{1}{2}+1\dfrac{1}{3} =\dfrac{3}{2}+\dfrac{4}{3}=\dfrac{9}{6}+\dfrac{8}{6}=\dfrac{17}{6}\) ;

Câu b:

\( 2\dfrac{2}{3}-1\dfrac{4}{7} =\dfrac{8}{3}-\dfrac{11}{7}\)

\(=\dfrac{56}{21}-\dfrac{33}{21}=\dfrac{23}{21}\) ;

Câu c:

\( 2\dfrac{2}{3} \times 5\dfrac{1}{4} =\dfrac{8}{3}\times \dfrac{21}{4}\)

\(=\dfrac{8 \times 21}{3 \times 4}= \dfrac{4 \times 2 \times 7 \times 3}{3 \times 4}=14\) ;

Câu d:

\( 3\dfrac{1}{2}:2\dfrac{1}{4}=\dfrac{7}{2}:\dfrac{9}{4}\)

\(=\dfrac{7}{2} \times \dfrac{4}{9}= \dfrac{28}{18}=\dfrac{14}{9}\) .

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM