Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Luyện tập chung trang 61, 62

Phần hướng dẫn giải bài tập Bài Luyện tập chung trang 61, 62 sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Luyện tập chung trang 61, 62

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Luyện tập chung trang 61, 62

1. Giải bài 1 trang 61 SGK Toán 5

Đặt tính rồi tính:

a) 375,86+29,05;

b) 80,47526,827;

c) 48,16×3,4.

Phương pháp giải

Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép cộng, phép trừ, phép nhân số thập phân.

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 61 SGK Toán 5

Tính nhẩm:

a) 78,29×10               b) 265,307×100

78,29×0,1                    265,307×0,01

c) 0,68×10

    0,68×0,1

Phương pháp giải

- Khi nhân một số thập phân với 0,1;0,01;0,001;... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số.

- Khi nhân một số thập phân với 10;100;1000;... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba ... chữ số.

Hướng dẫn giải

Câu a:

78,29×10=782,9

78,29×0,1=7,829

Câu b:

265,307×100=26530,7

265,307×0,01=2,65307

Câu c:

0,68×10=6,8

0,68×0,1=0,068

3. Giải bài 3 trang 62 SGK Toán 5

Mua 5kg đường phải trả 38500 đồng. Hỏi mua 3,5kg đường cùng loại phải trả ít hơn bao nhiêu tiền?

Phương pháp giải

- Số tiền khi mua 1kg đường = số tiền mua 5kg đường :5.

- Số tiền khi mua 3,5kg đường = số tiền mua 1kg đường ×3,5

- Số tiền phải trả ít hơn = Số tiền khi mua 5kg đường   số tiền mua 3,5kg đường.

Hướng dẫn giải

Mua 1kg đường thì hết số tiền là:

38500:5=7700 (đồng)

Mua 3,5kg đường thì hết số tiền là:

7700×3,5=26950 (đồng)

Mua 3,5kg đường cùng loại phải trả ít hơn số tiền là:

3850026950=11550 (đồng)

Đáp số: 11550 đồng.

4. Giải bài 4 trang 62 SGK Toán 5

a) Tính rồi so sánh giá trị của (a+b)×ca×c+b×c:

 b) Tính bằng cách thuận tiện nhất:

9,3×6,7+9,3×3,3;                   

7,8×0,35+0,35×2,2.

Phương pháp giải

Câu a:

Thay các giá trị của a, b, c vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.

  • Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
  • Biểu thức có phép nhân và phép cộng thì tính phép nhân trước, tính phép cộng sau.

Câu b:

Áp dụng công thức: (a+b)×c=a×c+b×c.

Hướng dẫn giải

Câu a:

 Nhận xét: (a+b)×c=a×c+b×c.

Câu b:

9,3×6,7+9,3×3,3

=9,3×(6,7+3,3)

=9,3×10          

 =93

7,8×0,35+0,35×2,2 

=(7,8+2,2)×0,35

=10×0,35

=3,5

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM