Lượm Ngữ văn 6

Bài học "Lượm" của Tố Hữu nhằm giúp các em cảm nhận được niềm vui, sự hồn nhiên, ngây thơ của Lượm. Bên cạnh đó, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Lượm Ngữ văn 6

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả:

- Tố Hữu tên là Nguyễn Kim Thành, sinh 1920 quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là mhà cách mạng, nhà thơ lớn của hơ ca hiện đại Việt Nam.

- Ông còn là một chính khách, một cán bộ Cách mạng.

- Theo lời Tố Hữu tự giải thích về bút danh của mình thì năm 1938, ông sang Lào thăm một người anh. Ở đây ông gặp một cụ đồ người Quảng Bình. Cụ đồ đã đặt cho ông bút danh "Tố Hữu".

- Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế.

- Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ngay trong đợt xét tặng đầu tiên năm 1996.

- Ông qua đời lúc 9 giờ 15 phút 7 giây, ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại bệnh viện 108.

b. Tác phẩm: 

- Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Bố cục bài thơ có thể chia thành 3 phần:

+ Phần 1: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và Lượm.

+ Phần 2: Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác.

+ Phần 3: Hình ảnh Lượm sống mãi.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và Lượm

- Hoàn cảnh: "Huế đổ máu" - Trong hoàn cảnh chiến đấu chống giặc.

- Hình dáng: Loắt choắt,chân thoăn thoắt, đầu nghênh ngênh, cười híp mí.

- Trang phục: "Cái xắc xinh xinh/ Ca lô đội lệch".

- Cử chỉ: "Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng".

- Lời nói: "Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở Đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà".

- Tác giả Tố Hữu đã thật tài hoa khi xây dựng một con đường đầy ý nghĩa, người đọc sẽ nhận thấy đó chính là con đường vàng. Chúng ta có thể hiểu đường vàng là con đường trong hồi tưởng là đường cát vàng, đầy nắng vàng, đồng lúa vàng. Hình ảnh so sánh có gí trị gợi hình (tả rất đúng về hình dáng Lượm: Nhỏ nhắn, hiếu động, tươi vuigiữa không gian cánh đồng lúa vàng). Ngoài ra nó còn có giá trị biểu cảm thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ đối với Lượm.

=> Tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu bé liên lạc Lượm bằng những miêu tả chi tiết về hình dáng, trang phục và cử chỉ và rồi hiện lên hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tươi, nhí nhảnh, nghịch ngợm, hồn nhiên, yêu đời.

2.2. Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác

a. Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác:

- Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác cho thấy Lượm là một chú bé vô cùng dũng cảm, còn nhỏ nhưng sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù. Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

-> Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả, đó là trường hợp tác giả đã hóa thân vào nhân vật của mình. 

b. Sự hi sinh của Lượm:

- Sự hi sinh của Lượm được tác giả Tố Hữu miêu tả đầy hiện thực và lãng mạn, Lượm nằm trên cánh đồng lúa vàng rực. Lượm ngã ngay trên đất quê hương... Hương thơm của lúa cũng như hương của dòng sữa mẹ đưa em vào giấc ngủ vĩnh hằng. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hoá thân vào non sông đất nước.

- Cái chết của Lượm khiến người đọc vô cùng đau xót, bùi ngùi xúc động và đầy thán phục trước một chú bé dũng cảm. Một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương.

- Tác giả đã thể hiện những tình cảm nhất quán của mình dành cho chú bé Lượm, tác giả đã có thái độ từ ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước cái chết của Lượm.nhà thơ đã tách câu thơ làm đôi tạo tiếng gọi thân thương thống thiết.

=> Cái chết của Lượm gây cho người đọc sự đau xót, một chú bé vô cùng hồn nhiên và ngây thơ nhưng vẫn chết dưới bom đạn của giặc. Thì ra, sự ác liệt của chiến tranh đã không loại trừ một ai kể cả những em nhỏ chưa kịp thành người lớn. Lượm tự nguyện bước vào cuộc đời chiến đấu và chấp nhận hi sinh, dũng cảm hi sinh. Hình ảnh ấy đã trở thành một tượng đài bất tử. 

2.3. Hình ảnh Lượm sống mãi

- Điệp khúc Lượm sống mãi, nối tiếp một cách hợp lí, trả lời cho câu hỏi tu từ trên.

=> Mặc dù Luọm đã ra đi mãi mãi nhưng với sự dũng cảm của Lượm thì tác giả đã khẳng định Lượm không chết mà Lượm sẽ sống mãi cùng thời gian trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Bài thơ viết về chú bé Lượm mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng em vô cùng dũng cảm khi đã làm giao liên - một công việc nguy hiểm. Qua đó tác giả lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

- Về nghệ thuật:

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Lượm. 

+ Sử dụng thành công nghệ thuật từ láy, so sánh, điệp.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ Lượm của Tố Hữu.

Gợi ý trả lời:

Văn bản Lượm mang đến cho người đọc nỗi đau xót thương với sự hi sinh của chú bé Lượm, đó còn là sự cảm phục trước sự dũng cảm của chú bé còn nhỏ tuổi. Tố Hữu đã xây dựng hình ảnh nhân vật Lượm thật đẹp. Đó là một chàng thiếu niên, hồn nhiên vô tư, nhưng vô cùng dũng cảm trước bom đạn của kẻ thù. Vì lí tưởng chiến đấu để bảo vệ đất nước, Lượm đã vượt qua hết nhũng làn bom, bão đạn để góp sức của mình cho công cuộc cứu nước của toàn dân. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.

Câu 2: Em có suy nghĩ gì về câu thơ: "Lượm ơi, còn không?"

Gợi ý trả lời:

- Câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ, của đồng bào Huế dành cho chú bé dũng cảm đã hi sinh - Lượm. Đó còn là lời gọi, lòng tiếc thương và khâm phục trước sự hi sinh của Lượm, Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc.

- Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" khẳng định sự bất tử của chú bé Lượm trong lòng nhà thơ và dân tộc Việt Nam. Cấu trúc trùng điệp (hai khổ thơ kết lặp lại hai khổ thơ đầu của bài thơ) như một âm vang bất tử. Nó vừa là câu hỏi, vừa là những hồi âm.

- Sự hô ứng trong câu thơ này dễ tạo nên ở người đọc sự tri âm, đồng điệu.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của nhân vật. 

- Thấy được tài năng quan sát, miêu tả trận mưa rào mùa hè ở nông thôn miền Bắc Việt Nam qua cái nhìn và cảm nhận của một thiếu niên 9 - 10 tuổi.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM