Lão Hạc Ngữ văn 8

Tài liệu văn học "Lão Hạc" sẽ giúp các em thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, đồng thời hiểu được niềm thương cảm, sự trân trọng đối với người  nông dân và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. eLib đã tổng hợp và biên soạn đầy đủ. Mời các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Lão Hạc Ngữ văn 8

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nam Cao (1917 – 1951)

- Quê ở Hà nam, tên thật là Trần Hữu Tri

- Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm viết về hia đối tượng: người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.

- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

1.2. Tác phẩm

- Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân (1943)

- Thể loại: Truyện ngắn

a. Xuất xứ

- Văn bản Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, được đăng báo lần đầu tiên vào năm 1943.

b. Tóm tắt

Truyện kể về nhân vật Lão Hạc – một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai lão vì không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Sau khi bán chó xong, lão đem tiền và mảnh vườn gửi ông giáo – một người trí thức nghèo hay sang nhà lão chơi để lo trước tiền ma chay khi lão mất. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

b. Bố cục

Hai phần

Văn bản Lão Hạc có thể được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu => “nó thế này ông giáo ạ” : Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng.
  • Đoạn 2: tiếp => “một thêm đáng buồn” : Lão Hạc gửi gắm tiền bạc và nhà cửa, mảnh vườn cho ông giáo.
  • Đoạn 3: còn lại : Cái chết đau đớn của lão Hạc.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1.  Diễn biến tâm trạng Lão Hạc xung quanh việc bán chó

- Trước khi bán chó, lão đã nói ý định này nhiều lần với ông giáo. Điều này chứng tỏ lão đã đắn đo, suy tính nhiều bởi vì cậu vàng là người bạn thân thiết, là kỉ vật của con trai lão.

- Bán nó là việc bất đắc dĩ vì lão nghèo, yếu sau trận ốm, …. Cậu Vàng ăn rất khoẻ, lão không nuôi nổi.

- cười như mếu.

- đôi mắt ầng ậng nước ...

- Mặt lão đột nhiên co rúm lại ,

- vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như con nít...hu hu khóc.

=>Tác giả sử dụng một loạt từ láy (…) đặc tả sự dằn vặt đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào, vỡ oà trong tâm trạng lão Hạc .

=> Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hôn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài đáng thương.

=> Cách thể hiện chân thật cụ thể, chính xác diển biến tâm trạng nhân vật rất phù hợp với tâm lý, hình dáng của người già.

-> Lão Hạc nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương, tình nghĩa, thuỷ chung.

-> Lão Hạc sống có tình có nghĩa, trung thực và rất thương con

- Lão Hạc có lẽ đã mòn mỏi đợi chờ và ăn năn ''mắc tội với con. Cảm giác day dứt vì không cho con bán vườn cưới vợ nên lão có tích cóp dành dụm để khoả lấp cảm giác ấy. Dù rất thương cậu Vàng nhưng cũng không thể phạm vào đồng tiền, mảnh vườn cho con.

+ Những lời chua chát của người nông dân nghèo thất học nỗi buồn về số phận hiện tại và tương lai mờ mịt.

+ ''Không nên hoãn ...''thể hiện sự lạc quan, pha chút hóm hỉnh của người bình dân

2.2. Cái chết của lão Hạc 

- Nguyên nhân:

+ Tình cảnh đói khổ túng quẩn

+ Xuất phát từ lòng thương con, lòng tự trọng đáng kính

- Lão Hạc nhờ ông Giáo 2 việc:

+ Việc thứ nhất: Lão nhờ ông Giáo giữ hộ 3 sào vườn cho thằng con trai lão; khi nào nó về thì sẽ nhận lại.

+ Việc thứ hai: Lão gửi tiền nhờ ông giáo lo việc hậu sự để khỏi phiền cho hàng xóm

+ Luôn mấy hôm, lão Hạc chỉ ăn khoai, khoai cũng hết.

- Từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy: hôm thì lão ăn củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc…

=> Hoàn cảnh cùng cực đẩy lão Hạc tới chỗ phải lựa chọn: Tiếp tục kéo dài sự sống tàn để trở thành kẻ báo hại con hay là chết đi để trọn đạo  làm cha. Một người cha thương con rất mực như lão tất yếu sẽ tìm đến cái chết để giữ chọn mảnh vườn cho con.

- Từ ngữ: "vật vã", "rũ rượi", "xộc xệch", "long sòng sọc", "tru tréo", "sùi ra", "giật mạnh", "nẩy lên", "đè lên"…

=> Dồn dập trong mấy câu miêu tả là một loạt từ tượng hình, tượng thanh => Tác giả đã tả 1 cái chết thật dữ dội, đau đớn, bất ngờ...

- Cái chết của lão Hạc:

+  Phản ánh hiện thực: sự nghèo khổ, bế tắc của người nông dân trước CM.

+ Tố cáo xã hội thưc dân nửa phong kiến.

+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong xã hội cũ.

=> Lão Hạc là một lão nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu nhưng nghèo khổ, bất hạnh.Tuy nghèo nhưng  Lão sống trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con.Tất cả xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính chết tự nguyện chủ động  chuẩn bị kĩ lưỡng chu đáo cho cái chết của mình từ khi bán "cậu vàng"

- Con người nhân hậu

- Giàu lòng tự trọng (sống không muốn phiền hà đến mọi người xung quanh, ngay cả khi chuẩn bị cái chết cho mình)

- Người cha thương con - sống có trách nhiệm với con. Chọn cái chết  không thể khác muốn chờ đợi con, ngày gặp con bất lực trước hoàn cảnh

- Nghèo khổ bế tắc con đường cùng

- Giàu lòng thương yêu, lòng tự trọng

2.3. Suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc

- Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó thì tác giả cảm thấy “cuộc đời …., đáng buồn” 

→ con  người đáng kính như lão mà đến đường cùng cũng bị tha hóa.

- Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc thì tác giả nghĩ “Không! … nghĩa khác”

=> Khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, thì ông giáo càng buồn hơn. Vì ông đã thất vọng trước sự thay đổi cách sống của một người trong sạch đầy tự trọng  như lão Hạc.  mình đã trách lầm lão, vẫn còn những con người cao qúi như lão mà không được sống, phải chịu cái chết đau đớn.

- Nhưng sau cái chết bất ngờ và dữ dội của lão Hạc ông thấy cuộc đời không thật đáng buồn vì có những cái chết đáng trân trọng như cái chết của lão Hạc. Bởi lòng tự trọng đã giữ được chân con người trước bờ vực của sự tha hoá.

- Nhưng cái lại đáng buồn theo một nghĩa khác là ở chỗ: những người tốt như lão Hạc cuối cùng vẫn hoàn toàn bế tắc. Mà đáng buồn hơn vì có phải ai cũng hiểu được nguyên nhân cái chết của lão như Binh Tư và ông giáo. Vì vậy ông giáo càng  thương, càng xót xa cho số phận Lão Hạc  và để  an ủi với vong linh người vừa khuất  ông nguyện sẽ cố hết sức để giữ trọn lời hứa giữ trọn vẹn mảnh vườn để có dịp gặp lại sẽ trao tận tay anh con trai của lão Hạc.

- Thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc, tìm nhiều cách an ủi, giúp đỡ lão.

3. Tổng kết

3.1. Giá trị nội dung

- Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng

- Thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ

- Lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân và gtafi năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao

3.2. Giá trị nghệ thuật

-  Ngôi kể: Thứ nhất người kể chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc

-  Kết hợp các phương thức tự sự, trữ tình, lập luận thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật

- Khắc hoạ hình tượng nhân vật có tính có tính cá thể hóa cao

4. Luyện tập

Câu 1. Truyện có mấy nhân vật? Ai là người đóng vai người kể chuyện? Hiệu quả nghệ thuật của việc lựa chọn ngôi kể?

Gợi ý làm bài

- Truyện có nhiều nhân vật: lão Hạc, ông giáo, cậu Vàng, Binh Tư và cả người con trai thấp thoáng trong lời kể của lão Hạc. Nhưng nhân vật chính là lão Hạc và ông giáo.

- "Tôi" (ông giáo) đóng vai trò là người kể chuyện.

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Là người gần gũi, chứng kiến toàn bộ cảnh đời của lão Hạc nên câu chuyện do "tôi" thuật lại mang tính khách quan, chân thực.

+ Việc trần thuật ngôi thứ nhất khiến mạch kể linh hoạt, có thể kết hợp nhiều thủ pháp kể khác nhau: kể với tả, giữa sự khách quan của kể và màu sắc trữ tình của dòng hồi tưởng.

+ Nhà văn có thể sử dụng nhiều loại giọng điệu khác nhau khiến cho câu chuyện diễn ra tự nhiên và sâu sắc.

Câu 2:  Phân tích suy nghĩ của nhân vật " tôi" về cái chết của lão Hạc

Gợi ý làm bài

Suy nghĩ của nhân vật "tôi" :

- Thoạt đầu, nhân vật "tôi" cũng giống như mọi người: ngạc nhiên vì lão Hạc theo gót Binh Tư để có ăn. Ông giáo đã chán nản: "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm thật đáng buồn".

- Nhưng khi hiểu ra, ông giáo cảm nhận: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại dáng buồn theo một nghĩa khác". Buồn vì tại sao những người tốt như lão Hạc lại phải sống một cuộc sống khốn khổ như thế, phải chết một cách thê thảm như thế.

- Từ đó, ông giáo suy ngẫm về cuộc đời, tự nghiệm ra con đường nhận thức. Phải nhìn sâu vào bản chất của con người, phải đặt họ trong tình huống cụ thể để hiểu họ chứ không nên dừng  lại ở bề ngoài.

Câu 3: Phân tích hình tượng lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Gợi ý làm  bài

Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống , thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình , giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc sống và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn trực tiếp ý nghĩa và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận , về tình đời tình người qua một chất liệu cụ thể . Trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 xuất hiện hình tượng Lão Hạc thể hiện sâu sắc tài năng của NC trong nghệ thuật kể chuyện , nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật , hay nói cách khác là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật có khả năng lay động sâu xa, đánh thức mạnh mẽ sự đồng cảm của người đọc. Viết như thế là do sự lão luyện của tay nghề hay là do tư tưởng nhân đạo sâu sắc của người cầm bút ? Có lẽ là do cả hai .

Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỉ XX . Ông sinh ra tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (Nay thuộc Hà Nam). Ông xuất thân trong một gia đình công giáo bậc trung. Lão Hạc được viết năm 1943 là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Nam Cao là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Viêt Nam giai đoạn 1930-1945 một nhà văn tài năng, một người cầm bút có trách nhiệm và đầy tâm huyết với nghề  nghiệp của mình. Một trong số những yếu tố dẫn đến tài năng đặc sắc của Nam Cao chính là khả năng hư cấu và điển hình hóa nhân vật theo cách riêng của ông hay nói cách khác là khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật rất đỗi tài tình .

Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật . Hầu hết những nhân vật nổi tiếng do Nam Cao sáng tạo đều có một phần thực ngoài đời thậm chí đều là người làng Đại Hoàng. Hình tượng nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc”, nhân vật chính cùng tên vốn được xây dựng trên nguyên mẫu một ông già tên là Trùm San. Đây là một người vốn theo đạo Thiên chúa, chức "trùm" của ông chỉ là do mua danh chứ thực ra ông rất nghèo. Hoàn cảnh đời tư của trùm San cũng éo le, khắc nghiệt đúng như Nam Cao đã miêu tả hoàn cảnh của Lão Hạc. Chỉ riêng chi tiết tự vẫn bằng bả chó không phải là của Trùm San mà là của một ông già khác tên là trùm Luông - ông này cũng nghèo xơ nghèo xác giống như Trùm San vậy. Trong cuộc đời cầm bút Nam Cao luôn chỉ suy nghĩ về vấn đề sống và viết . Nhắc đến Nam Cao là ta nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-45. Tác phẩm "Trăng Sáng" có thể coi như tuyên ngôn nghệ thuật của ông " Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối". Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng và sự thật tàn nhẫn, phải nói lên nỗi khốn khổ cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng .

Thông thường khi xây dựng nhân vật, khi tạo tình huống để nhân vật vận động các nhà văn phần lớn đều dựa vào nhiều điển hình xã hội để lựa chọn, khái quát , tái tạo theo một mẫu lí tưởng nhất định. Các nhân vật văn học được hư cấu trên cơ sở lựa chọn, tổng hòa từ nhiều mẫu người trong xã hội chứ không phải dựa vào một con người cụ thể nào . Nếu so sánh với cách xây dựng nhân vật của Nam Cao ta có thể dễ dàng nhận thấy một thực tế có vẻ ngược chiều. Nhiều nhân vật của Nam Cao được xây dựng tư một nguyên mẫu cụ thể . Đôi khi người đọc có cảm giác những nguyên mẫu ấy bước thẳng từ đời thực vào những trang viết của ông.

Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý đến hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạy động bên ngoài. Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá con người trong con người. Tâm lí nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao .

Lão Hạc của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 43. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe dọa của nạn đói và cuộc sống tù túng đã để lại xú động sâu xa trong lòng độc giả . Đặc biệt tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng của nhân vật chính giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên một cuộc đời lương thiện. "Lão Hạc" là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh người nông dân Việt Nam với những phẩm chất đáng quý đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và đức hi sinh cao cả. Lão Hạc một người nông dân suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão dành cả đời để nuôi con, lo lắng cho con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình . Lão thương con vô bờ bến: thương con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá , thương con phải bỏ làng, bỏ xứ đi xa để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Lão đã đau khổ biết nhường nào khi phải bán cậu Vàng - kỉ vật duy nhất của đứa con trai ...

Cuộc sống của người nông dân ngột ngạt đến không thở được, nhìn vào hiện thực ấy ta thấy thật đau đớn, xót xa. Lão Hạc chết, cái chết đó là cái chết cùng đường tuy bi thương nhưng sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nông dân . Nó khiến ta vừa cảm thương lại vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng ... Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con trai ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi người bạn của lão là cậu Vàng ...

Vẻ đẹp con người trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao được xây dựng trên cảnh nghèo đói của người nông dân trong xã hội cũ. Nhưng đó là vẻ đẹp của con người Việt Nam nên dẫu thời "đói nghèo trong rơm rạ, văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi" này đã qua đi lâu rồi, vẻ đẹp ấy vẫn lung linh ánh sáng và đầy sức lay động .

Hình tượng nhân vật Lão Hạc là hình tượng phi vật chất. Sử dụng chất liệu ngôn từ mà nhà văn đem lại cho ta hình ảnh ảo của nhân vật Lão Hạc mà ngôn ngữ văn chương gợi lên trong óc tưởng tượng của chúng ta. Có lẽ chính bởi vì nó không cụ thể, cho nên hình ảnh ảo mới có thể hài hòa được với cái ngôn ngữ khái niệm rất trừu tượng nhưng lại có khả năng diễn đạt nội tâm nhân vật một cách sâu sắc. Có thể nói tấn bi kịch của lão hạc đến bây giờ vẫn còn khả năng đối thoại về tình thương, nhân cách, lẽ sống với chúng ta nhiều lắm. Lão Hạc thể hiện sâu sắc tài năng của nhà văn đặc biệt là trong nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm nhân vật, có khả năng lay động sâu xa, đánh thức mạnh mẽ sự đồng cảm của người đọc.

5. Kết luận

Qua bài học các em cần:

- Thấy được tình cảnh khốn khổ và nhân cách cao quý của nhân vật cũng như của người nông dân .

- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam cao, thương cảm và trân trọng người nông dân. Hiểu được nghệ thuật truyện ngắn của Nam cao.

- Phát huy tính tự giác, sáng tạo

- Rút ra bài học cho bản thân

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM