Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
Bài học Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em cảm nhận được tình cảm bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. Bài học này đã được eLib biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) huyện Phong Điền - Tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng.
- Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Từng là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam Từ năm 2000 giữ cương vị là uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung ương.
- Chất chính luận làm cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc, vừa lắng đọng suy nghĩ.
- Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn có tên khác là Nguyễn Hải Dương. Ông là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị của Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1975.
- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... Trong kháng chiến chống Mỹ, tho của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, trường ca Mặt đường khát vọng,…
1.2. Tác phẩm
- Bài thơ được sáng tác năm 1971 khi ông đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
- Bài thơ là lời hát ru có 3 khúc(mỗi khúc có 2 khổ) ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng.
- Bố cục: 3 đoạn
+ 2 khổ đầu: khúc hát ru thứ nhất , khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
+ 2 khổ tiếp: khúc hát ru thứ 2: người mẹ ru con và thương dân làng.
+ Còn lại: khúc hát ru thứ 3: khúc hát ru của người mẹ thươngcon, thương đất nước.
Ở từng lời ru trực tiếp, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng -> cách lặp lại ấy đã tạo âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru.
- Giọng điệu trữ tình thể hiện đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ Tà Ôi.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hình ảnh bà mẹ Tà - ôi
- Được khắc hoạ với những công việc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ độ, tỉa bắp trên núi Ka- lưi, tham gia kháng chiến.
- Mẹ giã gạo nuôi bộ đội .
- Mẹ tỉa bắp góp lương thực cho kháng chiến.
- Mẹ chuyển lán bảo vệ căn cứ.
- Mẹ tham gia chiến dịch.
→ Mẹ vừa địu con vừa làm việc.
→ Công việc nặng nhọc vất vả.
→ Mẹ làm việc để phục vụ bộ đội , kháng chiến.
- Nghệ thật tác giả sử dụng sự tương phản, điệp khúc,...
2.2. Tình cảm và ước vọng của bà mẹ Tà- ôi gửi vào trong những khúc hát
- Ở lời ru thứ nhất và thứ 2, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường.
- Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ, Mai sau con lớn làm người Tự do…”
- Mẹ giã gạo → mơ gạo trắng.
→ Con lớn khoẻ mạnh “ vung chày lún sân”
- Mẹ tỉa bắp → mơ bắp lên đều.
→ Con lớn giỏi giang (phát mười Ka - lưi)
- Chuyển lán - giành trận cuối → mơ thấy Bác Hồ → mơ con được làm người tự do (đất nước thống nhất).
Mẹ gửi ước mơ vào lời hát ru, vào giấc mơ của con.
- Mẹ tin tưởng vào tương lai đất nước, mẹ tin con mẹ lớn lên sẽ mạnh giỏi, trở thành người lính chiến đấu vì nền độc lập và trở thành người dân của môt đất nước hoà bình( là người tự do).
Giọng điệu: ngọt ngào, vang xa - thiết tha, trìu mến.
- Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ về em bé ⇒ con là mặt trời soi sáng sưởi ấm niềm tin, ước mơ và ý chí của mẹ trong cuộc sống.
⇒ Tình cảm và khát vọng của mẹ ngày càng lớn rộng hoà cùng với cuộc kháng chiến gian khổ - hào hùng của dân tộc.
- Tình yêu con của mẹ luôn gắn với tình yêu quê hương, đất nước.
⇒ Qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.
⇒ Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước,niềm tự hào dân tộc. Có thể hi sinh hạnh phúc riêng tư vì độc lập tự do.
3. Tổng kết
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà Ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
→ Khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.
- Sáng tạo trong kết cấu khúc hát ru, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru
- Nghệ thuật ẩn dụ, tương phản., phóng đại.
- Liên tưởng độc đáo, diễn tưởng bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
4. Luyện tập
Câu 1. Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua những khúc hát ru.
Gợi ý làm bài:
Qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.
⇒ Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước,niềm tự hào dân tộc.Có thể hi sinh hạnh phúc riêng tư vì độc lập tự do.
Từ ba đoạn thơ, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu gian khổ. Đó là người mẹ kháng chiến - người mẹ lao động và tham gia chiến đấu với tình yêu thương, lòng bền bỉ, với tinh thần quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con và cũng nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội, khát khao đất nước được độc lập, tự do.
Câu 2. Nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
Gợi ý làm bài:
- Nghệ thuật ẩn dụ, tương phản., phóng đại.
- Liên tưởng độc đáo, diễn tưởng bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
5. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Cảm nhận được tình cảm bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha trìu mến.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9