Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh

Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh được eLib tổng hợp lại, hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các em học sinh. Mời các em cùng tham khảo.

Giải Tập bản đồ Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh

1. Giải bài 1 trang 15 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào lược đồ trên và các trang 18, 19, 20 trong Tập bản đồ Thế giới và các châu lục, em hãy:

Kể tên những nước có tài nguyên khoáng sản

Dầu mỏ và khí đốt..........................

Than đá.........................................

Sắt.................................................

Đồng.............................................

Bôxit.............................................

Kết hợp với hình 5.3 trong SGK, hãy nêu những cảnh quan điển hình của 4 nước có diện tích lớn nhất vào bảng dưới đây:

Tên nước Cảnh quan điển hình
   
 

Phương pháp giải

Dựa vào kĩ năng khai thác lược đồ để xác định:

- Những nước có tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, than đá, sắt, đồng,...

- Những cảnh quan điển hình của 4 nước có diện tích lớn nhất: Braxin, Mê hi cô, Achentina, Cô lôm bi a

Hướng dẫn giải

- Những nước có tài nguyên khoáng sản

+ Dầu mỏ và khí đốt: Vê nê zuê la, Mê hi cô, Pê ru, Chi Lê, Ac hen ti na.

+ Than đá: Chi Lê, Bra xin.

+ Sắt: Vê nê zuê la, Bra xin, Ac hen ti na.

+ Đồng: Chi Lê, Ac hen ti na.

+ Bô xít: Guy a na, Xu ri nam.

Kết hợp với hình 5.3 trong SGK, những cảnh quan điển hình của 4 nước có diện tích lớn nhất là:

2. Giải bài 2 trang 16 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào bảng 5.3 và nội dung SGK, em hãy:

Cho biết nước có mức độ phân hóa giàu nghèo lớn nhất......................

Cho biết nước có mức độ phân hóa giàu nghèo nhỏ nhất.....................

Nêu cách tính để có kết quả ở 2 ý trên.................................................

Phương pháp giải

Căn cứ vào số liệu về tỉ trọng thu nhập để xác định:

- Nước có mức độ phân hóa giàu nghèo lớn nhất và nhỏ nhất

-  Cách tính: So sánh tỉ trọng GDP của 10% dân cư nghèo nhất và tỉ trọng GDP của 10% dân cư giàu nhất của từng nước

Hướng dẫn giải

- Nước có mức độ phân hóa giàu nghèo lớn nhất là Pa na ma

- Nước có mức độ phân hóa giàu nghèo nhỏ nhất là Ha mai ca

- Cách tính: Ta chỉ cần so sánh tỉ trọng GDP của 10% dân cư nghèo nhất và tỉ trọng GDP của 10% dân cư giàu nhất của từng nước. Nước nào có mức độ chênh lệch càng lớn thì phân hóa giàu nghèo càng cao và ngược lại.

3. Giải bài 3 trang 16 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào hình 5.4 trong SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu nhận xét chung về tốc độ tăng GDP của Mỹ La tinh, thời kì 1985 – 2004.

Phương pháp giải

- Từ những số liệu có trong biểu đồ trên về tốc độ tăng GDP để nhận xét tình hình phát triển kinh tế ở mỗi giai đoạn

- Để giải thích nguyên nhân sự vào tình hình chính trị ở các nước không ổn định

Hướng dẫn giải

Nhận xét:

- Giai đoạn 1985 - 2004, các nước Mĩ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều, biến động qua từng thời kì.

- Giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2000 – 2002 tốc độ tăng trưởng của Mỹ La tinh giảm mạnh, xuống rất thấp chỉ 0,4%(1995) và 0,5% (2002), tăng cao vào các năm 2000 là 2,9% và 2004 là 6%.

- Nguyên nhân sự biến động là do tình hình chính trị ở các nước không ổn định đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và nguồn đầu tư từ nước ngoài giảm sút.

4. Giải bài 4 trang 16 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào bảng 5.4 trong SGK, em có nhận xét gì về tình trạng nợ nước ngoài của một số nước Mĩ La tinh? Phân tích nguyên nhân chính của vấn đề này?

Phương pháp giải

- Dựa vào số liệu về GDP và nợ nước ngoài của một số nước để nhận xét: nước có số nợ cao hơn tổng GDP, nền kinh tế phát triển chậm chạp

- Để giải thích nguyên nhân chính của vấn đề này dựa vào cơ cấu xã hội phong kiến, các thế lực bảo thủ của các tôn giáo, phụ thuộc nhiều vào tư bản 

Hướng dẫn giải

- Các nước Mĩ La tinh có số nợ nước ngoài khá lớn.

+ Nước có số nợ cao hơn tổng GDP như: Áchentina.

+ Số nợ lớn nên những nước này có nền kinh tế phát triển chậm chạp, bị phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kì.

- Nguyên nhân do duy trì cơ cấu xã hội phong kiến, các thế lực bảo thủ của các tôn giáo cản trở sự phát triển của xã hội, chưa xây dựng được đường lối phát triển độc lập nên còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài.

Ngày:10/11/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM