Giải SBT Sinh 7 Bài 8: Thủy tức
eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 7 tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 7 Bài 8: Thủy tức sẽ giúp các em nêu được cấu tạo, đời sống, di chuyển và dinh dưỡng của thủy tức để từ đó có cái nhìn khái quát về ngành Ruột khoang. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 3 trang 20 SBT Sinh học 7
2. Giải bài 4 trang 21 SBT Sinh học 7
3. Giải bài 5 trang 21 SBT Sinh học 7
4. Giải bài 3 trang 23 SBT Sinh học 7
5. Giải bài 4 trang 23 SBT Sinh học 7
6. Giải bài 1-TN trang 23 SBT Sinh học 7
7. Giải bài 2 trang 24 SBT Sinh học 7
8. Giải bài 3 trang 24 SBT Sinh học 7
9. Giải bài 4 trang 24 SBT Sinh học 7
10. Giải bài 5 trang 24 SBT Sinh học 7
1. Giải bài 3 trang 20 SBT Sinh học 7
Nêu cấu tạo ngoài và trong của cơ thể thủy tức?
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thủy tức
- Cơ thế thuỷ tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần Trẽn có lồ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Hướng dẫn giải
- Cấu tạo ngoài: Thuỷ tức có cơ thể hình trụ. Phần trên có miệng, xung quanh miệng có các tua miệng. Miệng thuỷ tức thông với khoang ruột có hình túi.
- Cấu tạo trong: Thành cơ thể thuỷ tức có 2 lóp tế bào:
- Lớp ngoài có: Các tế bào mô bì - cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản.
- Lớp trong có: Các tế bào mô cơ - tiêu hoá.
2. Giải bài 4 trang 21 SBT Sinh học 7
Trình bày cách dinh dưỡng và sinh sản của thuỷ tức?
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức.
Hướng dẫn giải
Thuỷ tức là đại diện cho Ruột khoang về cả cách dinh dưỡng và sinh sản.
- Về dinh dưỡng:
- Thuỷ tức phàm ăn và ăn mồi sống. Trên tua miệng có nhiều tế bào gai. Mồi bơi chạm vào tua miệng, bị tế bào gai bắn ra làm tê liệt và lập tức được tua miệng cuốn đưa vào miệng. Cơ thể như chiếc túi căng ra trùm lấy mồi. Nhờ thế thuỷ tức có thể nuốt được con mồi có kích thước lớn hơn cả cơ thể chúng.
- Sau đó, tế bào mô cơ - tiêu hoá của lớp trong cơ thể tiết ra dịch để tiêu hoá thức ăn. Chất cặn bã được thải ra qua lỗ miệng. Sự trao đổi khí (nhận O2, thải ra CO2) được thực hiện qua da.
- Về sinh sản:
- Thuỷ tức thường sinh sản vô tính theo kiểu mọc chồi. Lớp ngoài lồi lên thành chồi. Chồi lớn dần, xuất hiện miệng, tua miệng. Khi đủ lớn, chồi tách ra thành cá thể con.
- Mùa lạnh, ít thức ăn, thuỷ tức sinh sản hữu tính: Tuyến trứng là một khối u hình cầu, trong khi tuyến tinh là khối u hình núm vú. Trứng được tinh trùng con khác đến thụ tinh, hợp tử phân cắt liên tiếp để phát triển thành thuỷ tức con.
3. Giải bài 5 trang 21 SBT Sinh học 7
Hãy nêu lối sống và đặc điểm cấu tạo trong của thuỷ tức?
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thủy tức
- Cơ thế thuỷ tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần Trẽn có lồ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Hướng dẫn giải
- Thuỷ tức là động vật ăn thịt: Thức ăn của chúng là các giáp xác nhỏ, giun và cung quăng... Con mồi sau khi bị gai độc làm tê liệt, được tua miệng cuốn vào lỗ miệng. Sau khi mồi tiêu hoá, cặn bã được thải ra cũng qua lỗ miệng.
- Thuỷ tức chưa có: cơ quan hô hấp, bài tiết, tuần hoàn.
- Thuỷ tức có thần kinh phân tán dạng mạng lưới: các tế bào thần kinh hình sao nối với nhau tạo thành mạng lưới, nên còn có tên là thần kinh mạng lưới.
- Thuỷ tức thường sinh sản vô tính quanh năm theo cách mọc chồi.
- Mùa đông, thức ăn khó khăn, chúng mới sinh sản hữu tính. Khi ấy chúng hình thành tuyến trứng và tuyến tinh. Trứng do tuyến trứng phát triển thành, được thụ tinh, phàn cắt, rồi phát triển trở thành con thuỷ tức mới.
4. Giải bài 3 trang 23 SBT Sinh học 7
Việc lấy thức ăn và thải các sản phẩm thừa của quá trình tiêu hóa ở thủy tức xảy ra như thế nào?
Phương pháp giải
Thủy tức chưa có lỗ hậu môn, chỉ có 1 lỗ miệng.
Hướng dẫn giải
Thuỷ tức lấy thức ăn vào qua lỗ miệng nhờ tế bào gai và tua miệng. Sự tiêu hoá do các tế bào mô cơ - tiêu hoá đảm nhiêm. Sau tiêu hoá, thức ăn thừa cũng qua lỗ miệng mà thải ra ngoài.
5. Giải bài 4 trang 23 SBT Sinh học 7
Thuỷ tức thích ứng với thời kì giá lạnh về mùa đông như thế nào?
Phương pháp giải
Thủy tức sinh sản vừa vô tính, vừa hữu tính; có khả năng tái sinh
Hướng dẫn giải
Mùa đông giá lạnh và ít thức ăn nên thuỷ tức không sinh sản vô tính và tăng cường sinh sản hữu tính để cá thể con có sức sống cao hơn, chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
6. Giải bài 1-TN trang 23 SBT Sinh học 7
Thuỷ tức di chuyển theo hình thức
A. Co duỗi tua miệng và lộn đầu đuôi.
B. Kiểu lộn đầu và kiểu sâu đo.
C. Kiểu sâu đo và tua miệng.
D. Bơi bằng tua và co dãn thân
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thủy tức
- Cơ thế thuỷ tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần Trẽn có lồ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Hướng dẫn giải
Thuỷ tức di chuyển theo 2 hình thức: Kiểu lộn đầu và kiểu sâu đo.
Chọn B
7. Giải bài 2 trang 24 SBT Sinh học 7
Thuỷ tức bắt mồi hiệu quả nhờ
A. Di chuyển nhanh nhẹn.
B. Phát hiện ra mồi nhanh.
C. Có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc.
D. Có miệng to và khoang ruột rộng.
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thủy tức
- Cơ thế thuỷ tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần Trẽn có lồ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Hướng dẫn giải
Thuỷ tức bắt mồi hiệu quả nhờ có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc.
Chọn C
8. Giải bài 3 trang 24 SBT Sinh học 7
Quá trình tiêu hoá thức ăn của thuỷ tức nhờ
A. Tế bào mô bì - cơ
B. Tế bào gai.
C. Tế bào mô cơ – tiêu hoá
D. Tế bào hình sao.
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thủy tức
- Cơ thế thuỷ tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần Trẽn có lồ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Hướng dẫn giải
Quá trình tiêu hoá thức ăn của thuỷ tức nhờ tế bào mô cơ – tiêu hoá.
Chọn C
9. Giải bài 4 trang 24 SBT Sinh học 7
Thuỷ tức thuộc nhóm
A. Động vật phù phiêu
B. Động vật sống bám.
C. Động vật ở đáy
D. Động vật kí sinh.
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thủy tức
- Cơ thế thuỷ tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần Trẽn có lồ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Hướng dẫn giải
Thuỷ tức thuộc nhóm Động vật sống bám.
Chọn B
10. Giải bài 5 trang 24 SBT Sinh học 7
Ớ cơ thế thuỷ tức, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô bì - cơ nằm ở
A. Lớp ngoài.
B. Lớp trong.
C. Tầng keo.
D. Cả A, B và C
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Thủy tức
- Cơ thế thuỷ tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần Trẽn có lồ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Hướng dẫn giải
Ớ cơ thế thuỷ tức, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô bì - cơ nằm ở lớp ngoài
Chọn A
11. Giải bài 6 trang 24 SBT Sinh học 7
Cây thuỷ sinh có thuỷ tức bám (được coi là cây chỉ thị của chúng) là
A. Cây sen.
B. Rong đuôi chó
C. Bèo tấm.
D. Cả A, B và C
Phương pháp giải
Thủy tức là động vật sống bám vào các cây thủy sinh ở nước ngọt
Hướng dẫn giải
Cây thuỷ sinh có thuỷ tức bám (được coi là cây chỉ thị của chúng) là cây sen, rong đuôi chó, bèo tấm...
Chọn D
12. Giải bài 7 trang 24 SBT Sinh học 7
Thuỷ tức hô hấp
A. Bằng phổi
B. Bằng mang
C. Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể
D. Bằng cả ba hình thức
Phương pháp giải
Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp
Hướng dẫn giải
Thuỷ tức hô hấp bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.
Chọn C
Tham khảo thêm
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang