Giải SBT Sinh 7 Bài 46: Thỏ
Nhằm giúp các em củng cố và ôn tập các kiến thức về cấu tạo ngoài, đời sống, di chuyển, dinh dưỡng,... của thỏ từ đó thấy được mối quan hệ giữa cấu tạo và sự thích nghi eLib xin giới thiệu nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 7 Bài 46. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 105 SBT Sinh học 7
Hãy nêu đặc điểm đời sống và sinh sản của thỏ.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về đời sống của thỏ
Hướng dẫn giải
Thỏ có tập tính sống ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ); là động vật hằng nhiệt.
Thỏ đực có cơ quan giao phối, sự thụ tinh xảy ra trong cơ quan sinh sản của thỏ cái. Trứng thụ tinh phát triển thành phôi và thai được nuôi dưỡng bởi chất dinh dưỡng của mẹ qua bộ phận nhau thai, tại đây các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi và các chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ rồi thải ra ngoài. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh, từ khi thỏ mẹ mang thai đến khi đẻ con là 30 ngày. Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.
2. Giải bài 2 trang 105 SBT Sinh học 7
Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bảng đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về cấu tạo ngoài và di chuyển của thỏ
Hướng dẫn giải
3. Giải bài 1 trang 111 SBT Sinh học 7
Tại sao nói sự sinh sản của thỏ tiến hóa hơn thằn lằn ?
Phương pháp giải
Thằn lằn đẻ trứng, thỏ đẻ con
Hướng dẫn giải
Thỏ đẻ con tiến bộ hơn đẻ trứng ở thằn lằn vì:
- Sự phát triển phôi trong cơ thể mẹ bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ nên ổn định, an toàn, có đầy đủ chất dinh dưỡng và điều kiện phát triển hơn, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường và lượng chất dinh dưỡng của noãn hoàng ở trong trứng.
Con non được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào khả năng bắt mồi và mồi trong tự nhiên như các loài khác, nên tỉ lệ sống sót.
4. Giải bài 2 trang 111 SBT Sinh học 7
Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bảng sau về so sánh đời sống cấu tạo ngoài của chim với thỏ.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của chim bồ câu và thỏ
Hướng dẫn giải
5. Giải bài 1 trang 112 SBT Sinh học 7
Đời sống của thỏ có các đặc điểm là
A. có tập tính sống ấn náu trong hang, bụi rậm đế lấn trốn kẻ thù
B. kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).
C. là động vật hằng nhiệt.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về tập tính đời sống của thỏ
Hướng dẫn giải
Đời sống của thỏ có các đặc điểm là:
+ Có tập tính sống ấn náu trong hang, bụi rậm đế lấn trốn kẻ thù
+ Kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).
+ Là động vật hằng nhiệt.
Chọn D
6. Giải bài 2 trang 112 SBT Sinh học 7
Sinh sản của thỏ có đặc điểm
A. có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
B. có hiện tượng thai sinh.
C. thỏ con mới đẻ yếu, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về quá trình sinh sản của thỏ
Hướng dẫn giải
Sinh sản của thỏ có đặc điểm: có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, có hiện tượng thai sinh, thỏ con mới đẻ yếu, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.
Chọn D
7. Giải bài 3 trang 112 SBT Sinh học 7
Bộ lông của thỏ là
A. lông mao dày, xốp, có tác dụng giữ nhiệt và giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.
B. lông vũ dày, mượt, có tác dụng giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.
C. lông mao dày, xốp, có tác dụng che chở cho con non khi mới đẻ.
D. lông vũ dày, xốp, có tác dụng giữ nhiệt.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ
Hướng dẫn giải
Bộ lông của thỏ là lông mao dày, xốp, có tác dụng giữ nhiệt và giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.
Chọn A
8. Giải bài 4 trang 112 SBT Sinh học 7
Thỏ có
A. mũi và tai không thính.
B. mũi và tai rất thính.
C. tai rất thính nhưng khứu giác kém.
D. mũi rất thính nhưng tai kém thính nên vành tai phải to để hứng âm thanh.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về đặc điểm cấu tạo ngoài các cơ quan của thỏ
Hướng dẫn giải
Thỏ có mũi và tai rất thính.
Chọn B
Tham khảo thêm
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 31: Cá chép
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 42: Thực hành: QS bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt