Giải SBT Sinh 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
Nhằm giúp các em tìm hiểu thêm về sự đa dạng và phong phú của lớp Bò sát từ đó nêu được các đặc điểm chung của lớp Bò sát eLib xin giới thiệu nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 7 Bài 40. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 4 trang 84 SBT Sinh học 7
2. Giải bài 7 trang 85 SBT Sinh học 7
3. Giải bài 8 trang 86 SBT Sinh học 7
4. Giải bài 2 trang 86 SBT Sinh học 7
5. Giải bài 6 trang 87 SBT Sinh học 7
6. Giải bài 7 trang 88 SBT Sinh học 7
7. Giải bài 8 trang 88 SBT Sinh học 7
8. Giải bài 9 trang 88 SBT Sinh học 7
1. Giải bài 4 trang 84 SBT Sinh học 7
Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thằn lằn
Hướng dẫn giải
Thằn lằn có những đặc điểm phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn:
- Mắt có mi có thể khép mở được, có tuyến lệ có tác dụng bảo vệ mắt và giữ cho mắt không bị khô
- Mũi có lỗ thông với xoang miệng vừa giúp cho hô hấp trên cạn vừa là cơ quan khứu giác.
- Tai có màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ, có ống tai ngoài giúp tiếp nhận âm thanh trên cạn và bảo vệ màng nhĩ.
- Cổ dài, các đốt sống cổ khớp động với xương đầu giúp đầu cử động mọi phía linh hoạt và bắt mồi, phạm vi quan sát rộng.
- Thân và đuôi dài làm tăng sự ma sát giữa cơ thể với mặt đất giúp cho sự di chuyển.
- Các xương chi khớp động với đai vai và đai hông, chi có vuốt thuận lợi cho các hoạt động.
- Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.
- Tim xuất hiện vách ngăn hụt tạm chia tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn toàn), máu ít pha trộn hơn. Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp như vậy phù hợp với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn.
- Vì sống trên cạn, cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển, đặc biệt là não trước và tiểu não đáp ứng được đời sống và hoạt động phức tạp.
2. Giải bài 7 trang 85 SBT Sinh học 7
Hãy điền các thông tin phù hợp vào bảng về sự đa dạng thành phần loài của lớp Bò sát
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về sự đa dạng của bò sát
Hướng dẫn giải
3. Giải bài 8 trang 86 SBT Sinh học 7
Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về đặc điểm chung của lớp bò sát
Hướng dẫn giải
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
4. Giải bài 2 trang 86 SBT Sinh học 7
Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng đối với con người.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về vai trò của bò sát
Hướng dẫn giải
- Trong tự nhiên bò sát là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự cân bằng sinh thái của các hệ sinh thái trong tự nhiên.
- Đối với con người:
+ Bò sát là nguồn cung cấp thực phẩm (ba ba, trứng vích, kì đà, rắn).
+ Dược phẩm (rượu rắn chữa tê thấp và đau khớp xương, mật trăn dùng làm thuốc xoa những chỗ tụ huyết, mỡ trăn chữa bỏng, nọc rắn chế thuốc: tê thấp, viêm khớp, viêm dây thần kinh...).
+ Sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn và rắn, da cá sấu…).
+ Góp phần bảo vệ mùa màng (thức ăn của thằn lằn là sâu bọ có hại, đa số rắn ăn chuột...).
5. Giải bài 6 trang 87 SBT Sinh học 7
Cơ thể thằn lằn giữ được nước nhờ
A. lớp da có lớp vảy sừng khô.
B. hậu thận có khả năng hấp thu lại nước
C. trực tràng tái hấp thu nước.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
Cơ thể thằn lằn giữ được nước nhờ đặc điểm cấu tạo bên ngoài và bên trong có khả năng giữ và tái hấp thu nước tốt.
Hướng dẫn giải
Cơ thể thằn lằn giữ được nước nhờ
+ Lớp da có lớp vảy sừng khô.
+ Hậu thận có khả năng hấp thu lại nước
+ Trực tràng tái hấp thu nước.
6. Giải bài 7 trang 88 SBT Sinh học 7
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn như
A. da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc.
B. phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt, máu pha, là động vật biến nhiệt.
C. có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về đặc điểm cấu tạo ngoài giúp bò sát thích nghi với đời sống
Hướng dẫn giải
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn như
+ da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc.
+ phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt, máu pha, là động vật biến nhiệt.
+ có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
Chọn D
7. Giải bài 8 trang 88 SBT Sinh học 7
Bò sát có các bộ phổ biến là
A. bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu.
B. bộ Có vảy, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu.
C. bộ Rùa, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu.
D. bộ Rùa và bộ Có vảy, bộ Đầu mỏ.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về sự đa dạng và phong phú của bò sát
Hướng dẫn giải
Bò sát có các bộ phổ biến là bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu.
Chọn A
8. Giải bài 9 trang 88 SBT Sinh học 7
Môi trường sống của bò sát là
A. trên cạn
B. ở nước, ở cạn.
C. ở nước
D. trong lòng đất.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về sự đa dạng môi trường sống của bò sát
Hướng dẫn giải
Môi trường sống của bò sát là ở nước, ở cạn.
Chọn B
9. Giải bài 10 trang 88 SBT Sinh học 7
Chọn từ, cụm từ cho sẵn đê điển vào chỗ trông trong các càu sau cho phù hợp:
Bò sát là động vật (1)............ thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn : da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong (2)…………… chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều (3)……………… tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là máu pha, là động vật biến nhiệt.Có cơ quan giao phối, (4)……………; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
A. thụ tinh trong
B. có xương sống
C. hốc tai
D. vách ngăn
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về đặc điểm chung của lớp Bò sát
Hướng dẫn giải
1. B
2. C
3. D
4. A
10. Giải bài 11 trang 88 SBT Sinh học 7
Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi ghi vào ô trống (Đ: đúng; S: sai)
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về các đặc điểm giúp bò sát thích nghi với môi trường sống hoàn toàn trên cạn
Hướng dẫn giải
1. Đ
2. S
3. Đ
4. Đ
5. Đ
6. S
7. Đ
8. Đ
9. Đ
10. S
Tham khảo thêm
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 31: Cá chép
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 42: Thực hành: QS bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 46: Thỏ
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt