Giải SBT Sinh 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 7 do eLib tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập, củng cố và rèn luyện các kỹ năng làm bài về cấu tạo ngoài, đời sống, di chuyển, dinh dưỡng của lớp Hình nhện để từ đó các em có thể nêu được sự đa dạng phong phú của lớp Hình nhện. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Giải SBT Sinh 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện

1. Giải bài 5 trang 48 SBT Sinh học 7

Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của lớp Hình nhện.

Phương pháp giải

Nhện là đại diện điển hình của lớp Hình nhện, thích sống nơi hang hốc, rậm rạp và hoạt động chủ yếu về đêm => có các đặc điểm thích nghi đặc trưng.

Hướng dẫn giải

Lớp Hình nhện gồm: nhện, bọ cạp ve, bét... Hầu hết hình nhện ở cạn. Chúng có chung các đặc điểm sau:

- Cơ thể hình nhện thường chia 2 phần : đầu - ngực và bụng. Phần đầu - ngực đã dính liền (không còn rõ ranh giới). Nếu ở bọ cạp, phần bụng còn rõ phân đốt thì ở nhện sự phân đốt ở phần bụng không còn. Ớ ve và bét, ngay ranh giới giữa đầu - ngực và bụng cũng không rõ.

- Râu vốn là đặc trưng của đa số chân khớp, thì ở nhện không có râu. Gần miệng có 2 đôi cơ quan miệng là đôi kìm và đôi chân xúc giác.

- Phần đầu - ngực có 4 đôi chân bò thuộc kiểu chân không phân nhánh. Chi ở phần bụng hoàn toàn tiêu giảm. Ớ cuối phần bụng của đa số nhện có các u lồi của tuyến tơ. Chất tiết ở các u lồi này khi gặp không khí, khô cứng lại tạo thành sợi tơ nhện.

- Cơ quan tiêu hoá của hình nhện sai khác với giáp xác. Từ miệng thông thẳng với thực quản rồi tới dạ dày. Ruột giữa có nhiều túi lồi (ruột tịt) để chứa thức ăn lỏng.

- Thở bằng ống khí hoặc phổi (hay cả hai).

- Sinh sản bằng cách đẻ trứng. Sự phát triển của con non không qua biến thái.

2. Giải bài 9 trang 53 SBT Sinh học 7

Các bộ phận chính của cơ thể nhện gồm

A. đầu, ngực, bụng.

B. đầu - ngực và bụng.

C. đầu và ngực.

D. đầu và bụng

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về cấu tạo ngoài của lớp Hình nhện

Hướng dẫn giải

Các bộ phận chính của cơ thể nhện gồm đầu - ngực và bụng.

Chọn B

3. Giải bài 10 trang 54 SBT Sinh học 7

Số đôi chi ở nhện là

A. 2 đôi.

B. 4 đôi.

C. 3 đôi.

D. 5 đôi.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về đặc điểm cấu tạo ngoài của cơ thể ở lóp Hình nhện

Hướng dẫn giải

Số đôi chi ở nhện là 4 đôi.

Chọn B

4. Giải bài 11 trang 54 SBT Sinh học 7

Tuyến độc của nhện nằm ở

A. chân bò.

B. chân xúc giác.

C. kìm.

D. núm tuyến tơ.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về cấu tạo cơ thể ở lớp Hình nhện

Hướng dẫn giải

Tuyến độc của nhện nằm ở đôi kìm.

Chọn C

5. Giải bài 12 trang 54 SBT Sinh học 7

Dạ dày của nhện gọi là

A. dạ dày hút.

B. dạ dày nghiền.

C. dạ dày co bóp.

D. cả A, B và C.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về cấu tạo ngoài và đặc điểm của hệ tiêu hóa ở lớp Hình nhện

Hướng dẫn giải

Dạ dày của nhện gọi là dạ dày hút.                          

Chọn A

6. Giải bài 13 trang 54 SBT Sinh học 7

Màu máu của nhện là

A. đỏ.

B. vàng.

C. xanh.

D. không màu sắc.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về cấu tạo hệ tuần hoàn ở lớp Hình nhện

Hướng dẫn giải

Máu của nhện không có màu sắc.

Chọn D

7. Giải bài 14 trang 54 SBT Sinh học 7

Cơ quan hô hấp ở nhện là

A. mang.

B. phổi.

C. phổi và ống khí.

D. qua da.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về cấu tạo của hệ hô hấp ở lớp Hình nhện

Hướng dẫn giải

Cơ quan hô hấp ở nhện là phổi và ống khí.        

Chọn C

8. Giải bài 15 trang 54 SBT Sinh học 7

Số lượng đôi mắt ở nhện là

A. 1 đôi.

B. 3 đôi.

C. 2 đôi.

D. 4 đôi.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về đặc điểm cấu tạo cơ quan thị giác ở lớp Hình nhện

Hướng dẫn giải

Hầu hết các loài nhện có 8 mắt, nhưng một số loài có 6, 4, 2 hoặc thậm chí không có mắt.

Chọn D

9. Giải bài 26 trang 56 SBT Sinh học 7

Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điền vào chỗ trông trong các câu sau cho phù hợp .

Nhện có ở (1)....................... từ trong rừng, ngoài vườn, thậm chí ở trong nhà. Chúng chủ yếu hoạt động về (2)...................... Đa số nhện biết (3)...................... để bẫy mồi Đầu tiên, nhện chăng bộ (4) .............................  rồi chăng (5).......................... cuối cùng đến các (6).................... Khi mồi sa lưới, nhện tiến đến chích (7).............................. cho mồi chết rồi trói chặt vào lưới. Vài ngày sau, enzim trong nọc nhộn biến thịt con mồi thành (8).................. Lúc ấy nhện mới bò ra (9).................... hết dịch lỏng vào dạ dày của mình. Đó là hình thức "(10).................................. " ở nhện.

A. tơ vòng

B. tơ phóng xạ

C. nọc độc

D. dịch lỏng

E. hút

G. tiêu hoá ngoài

H. khắp nơi

I. đêm

K. chăng lưới

M. khung lưới

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về đặc điểm và quá trình dinh dưỡng của lớp Hình nhện

Hướng dẫn giải

1.H; 2.I; 3.K; 4.M; 5.B; 6.A; 7.C; 8.D; 9.E; 10.G

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM