Giải SBT Sinh 7 Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt

eLib xin giới thiệu tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 7 Bài 17 với các dạng bài tập nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về đặc điểm chung của ngành Giun đốt để từ đó các em có thể so sánh sự khác nhau giữa các đại diện trong ngành. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Giải SBT Sinh 7 Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt

1. Giải bài 1 trang 28 SBT Sinh học 7

Nêu các đặc điểm chung của 3 ngành Giun (Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt).

Phương pháp giải

3 ngành Giun (Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt) đều có cơ thể đối xứng 2 bên.

Hướng dẫn giải

Tuy là 3 ngành khác nhau, nhưng Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt có chung các đặc điểm sau đây:

- Cơ thể có đối xứng 2 bên : Nghĩa là chỉ có thể vẽ được 1 mặt phẳng chia cơ thể chúng thành 2 nửa hoàn toàn giống nhau. Nhờ đối xứng 2 bên, cơ thể chúng bắt đầu chia thành : phải và trái, đầu và đuôi, lưng và bụng.

- Thành cơ thể có cấu tạo 3 lớp : Khác với ruột khoang, đến các ngành Giun, thành cơ thể xuất hiện lớp giữa. Chính lớp này đã hình thành nên hệ cơ, mô liên kết, các tuyến nội tiết và thành mạch máu… là đặc điểm quan trọng của các động vật có tổ chức cơ thể cao.

- Thành cơ thể có sự liên kết chặt chẽ của các loại cơ (cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo, cơ lưng bụng...) tạo nên bao bì cơ giúp cho cơ thể di chuyển, nhất là ở Giun dẹp, đến Giun đốt thì xuất hiện cơ quan di chuyển chuyên hoá.

2. Giải bài 5 trang 30 SBT Sinh học 7

Hãy nêu các cán cứ về cấu tạo và lối sống để nhận biết ngành Giun đốt.

Phương pháp giải

Giun đốt có đặc điểm: cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức

Hướng dẫn giải

Giun đốt có tổ chức cơ thể cao hơn Giun dẹp và Giun tròn thể hiện ở các đặc điểm sau :

- Cơ thể hình giun, tức hình trụ và kéo dài.

- Cơ thể khác với các giun tròn ở chỗ phân chia thành các đốt. Các đốt đều có cấu tạo giống nhau : đều có hạch thần kinh, cơ quan bài tiết, cơ quan di chuyển, một phần của hệ tuần hoàn và tiêu hoá...

- Ống tiêu hoá giống giun tròn nhưng phân hoá hơn. Xuất hiện hệ tuần hoàn kín và ở nhiều loài còn có cơ quan hô hấp (mang).

- Hệ thần kinh gồm vòng hầu và chuỗi hạch thần kinh bụng.

- Giun đốt nói chung phân tính, nhưng giun đất thì lưỡng tính.

- Đa số các loài giun đốt sống ở biển và nước ngọt, một số sống trong đất ẩm. Chúng ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp, số nhỏ kí sinh.

3. Giải bài 8 trang 31 SBT Sinh học 7

Hãy nêu các sai khác về cấu tạo giữa giun đốt và giun tròn.

Phương pháp giải

Ngành giun đốt có cấu tạo thích nghi với lối sống tự do, còn ngành giun tròn có đời sống kí sinh 

Hướng dẫn giải

Giun đốt có các cấu tạo sai khác giun tròn như sau :

- Cơ thể phân đốt : Sự phân đốt quán triệt cả cấu tạo ngoài (mỗi đốt có một đôi chân bên) và cấu tạo trong (mỗi đốt có một đôi hạch thần kinh, đôi hệ bài tiết và tuần hoàn...). Sự phân đốt cơ thể giúp tăng cường hoạt động và hoàn thiện các hệ cơ quan.

- Cơ thể có khoang chính thức : trong khoang có dịch thể xoang, góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí của cơ thể.

- Xuất hiện chân bên : Cơ quan di chuyển chuyên hoá chính thức.

- Xuất hiện hệ tuần hoàn, hệ hô hấp đầu tiên.

4. Giải bài 9 trang 31 SBT Sinh học 7

Lập bảng so sánh các đặc điểm của 3 ngành giun.

Phương pháp giải

Dựa vào hình dáng cơ thể, khoang cơ thể, đối xứng, di chuyển, các hệ cơ quan và vai trò thực tiễn của chúng.

Hướng dẫn giải

Bảng so sánh đặc điểm của 3 ngành giun

5. Giải bài 5 trang 33 SBT Sinh học 7

Ôxi khuếch tán vào cơ thể giun đốt như thế nào?

Phương pháp giải

Giun đốt có đời sống tự do, hô hấp qua da.

Hướng dẫn giải

Da giun đốt phủ đầy mao mạch nên nhận được ôxi khuếch tán qua da. Máu sẽ vận chuyển ôxi đi nuôi cơ thể. Một số giun đốt (như rươi, rọm...) có các cơ quan phân nhánh đi kèm với các chân bên, chuyên trách làm nhiệm vụ hô hấp được gọi là mang. Mang phát triển ở đa số giun đốt sống ở nước.

6. Giải bài 21 trang 35 SBT Sinh học 7

Đặc điểm nào giúp nhận biết động vật thuộc ngành Giun dẹp?

1. Có lông bơi phủ toàn cơ thể.       

2. Có giác bám.

3. Cơ thể có đối xứng 2 bên.

4. Cơ thể dẹp theo chiều lưng - bụng.

5. Ruột túi chưa có hậu môn.

Tổ hợp đúng là:

A. 1,2,3.

B. 1,4,5. 

C. 3, 4, 5.

D. 2, 3, 5.

Phương pháp giải

Khác với Ruột khoang, Giun dẹp có đối xứng 2 bên và cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng

Hướng dẫn giải

Đặc điểm nào giúp nhận biết động vật thuộc ngành Giun dẹp

+ Cơ thể có đối xứng 2 bên.

+ Cơ thể dẹp theo chiều lưng - bụng.

+ Ruột túi chưa có hậu môn.

Chọn C

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM