Giải SBT Sinh 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
Cùng eLib ôn tập và củng cố các kiến thức về đặc điểm chung của ngành Giun tròn và một số đại diện của ngành Giun tròn từ đó các em có thể so sánh sự khác nhau giữa các đại diện trong ngành và so sánh sự tiến hóa của Giun tròn so với Giun dẹp. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 4 trang 29 SBT Sinh học 7
Hãy nêu các cấu tạo để nhận biết ngành Giun tròn.
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về cấu tạo của các ngành Giun tròn
Hướng dẫn giải
Ngành Giun tròn (gồm giun đũa, giun kim, giun chỉ…) có chung các đặc điểm sau :
- Các nội quan giun tròn nằm trong một khoang cơ thể hình trụ kéo dài. Tuy thế, đó vẫn chưa phải là khoang cơ thể chính thức (vì mới chỉ là khoang nguyên sinh).
- Ruột giun tròn kéo dài, xuất hiện ruột sau và hậu môn.
- Giun tròn vẫn chưa có hệ hô hấp và hệ tuần hoàn : hệ hô hấp hoặc qua da (với loài sống tự do) hoặc yếm khí (với loài sống kí sinh).
- Hệ thần kinh chủ yếu là những dây thần kinh dọc (phần lớn ở mặt bụng) xuất phát từ vòng thần kinh hầu.
- Đa số giun tròn phân tính : Cơ quan sinh sản đực, cái có hình dạng và cấu tạo khác nhau.
Với cấu tạo như vậy, giun tròn có tổ chức cao hơn giun dẹp. Chúng thường kí sinh ở nội tạng động vật và người. Trong số ấy, có nhiều loài có hại đáng kể cho cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ con người.
2. Giải bài 6 trang 30 SBT Sinh học 7
Giun sán kí sinh có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống như thê nào ?
Phương pháp giải
Giun sán kí sinh phải thích nghi với môi trường kí sinh không ánh sáng, nhiều dịch tiêu hóa, bài tiết, khó di chuyển
Hướng dẫn giải
Đại diện của 2 ngành này đều kí sinh, biểu hiện sự thích nghi về cấu tạo ngoài như sau :
- Tiêu giảm mắt và các giác quan nói chung.
- Tiêu giảm lông bơi, thay thế vào đó là phát triển vỏ cuticun có tác dụng như cái áo giáp hoá học (thích nghi với kí sinh) và hệ cơ (cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo...) phát triển cùng với thành cơ thể, tạo nên lớp bao bì cơ giúp chúng di chuyển.
- Tăng cường giác bám, một số có thêm móc bám.
3. Giải bài 7 trang 31 SBT Sinh học 7
Giun sán kí sinh có cấu tạo trong thích nghi với đời sống đó như thế nào?
Phương pháp giải
Ngành giun dẹp và Giun tròn có cấu tạo trong thích nghi với đời sống kí sinh (một số ít sống tự do)
Hướng dẫn giải
Về cấu tạo trong, giun sán kí sinh có các cấu tạo thích nghi sau :
- Hệ tiêu hoá tăng cường : ruột phân nhánh chằng chịt (như sán lá gan) hoặc tiêu giảm hẳn, để vỏ cơ thể thay thế thẩm thấu chất dinh dưỡng (như sán dây), hay ống tiêu hoá phân hoá đủ ruột sau và hậu môn (như giun đũa, giun kim...).
- Hệ sinh dục phát triển. Cơ quan sinh dục lưỡng tính và phát triển ở sán lá gan hay mỗi đốt thân có một cơ quan sinh dục lưỡng tính như ở sán dây.
- Ở giun đũa, tuy phân tính nhưng cơ quan sinh dục dạng ống của chúng đều dài hơn cơ thể gấp nhiều lần. Giun sán, đều đẻ nhiều lứa, nhiều trứng. Một số giun sán có vòng đời phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng, có kèm theo thay đổi vật chủ.
- Hệ thần kinh : duy trì đặc điểm cấu tạo chung nhưng do điều kiện kí sinh nên phát triển rất kém.
4. Giải bài 2 trang 33 SBT Sinh học 7
Đặc điểm nào chứng tỏ giun tròn cấu tạo cơ thể cao hơn giun dẹp?
Phương pháp giải
Giun tròn khác giun dẹp ở chỗ: tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa.
Hướng dẫn giải
- Giun tròn có cấu tạo cao hơn giun dẹp ở các mặt sau:
- Giun tròn có khoang cơ thể (dù chưa phải khoang chính thức), còn giun dẹp thì hoàn toàn chưa có.
- Giun tròn có ruột sau và hậu môn, nên quá trình tiêu hoá thực hiện tốt hơn ở giun dẹp (chỉ có ruột túi).
- Giun tròn đa số phân tính, hình thức sinh sản cao hơn, lưỡng tính phổ biến ở giun dẹp.
- Ngoài ra, giun tròn còn có thần kinh, giác quan... phát triển hơn giun dẹp.
5. Giải bài 7 trang 34 SBT Sinh học 7
Vỏ cuticun và lớp cơ ở giun tròn đóng vai trò
A. hấp thụ thức ăn
B. bộ xương ngoài.
C. bài tiêt sản phẩm
D. hô hấp, trao đổi chất.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết cấu tạo ngoài của cơ thể giun tròn
Hướng dẫn giải
Vỏ cuticun và lớp cơ ở giun tròn đóng vai trò bộ xương ngoài giúp chúng không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người
Chọn B
6. Giải bài 8 trang 34 SBT Sinh học 7
Giun đũa di chuyển nhờ:
A. cơ dọc
B. chun dãn cơ thể.
C. cong và duỗi cơ thể
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
Giun đũa chỉ có cơ dọc phát triển.
Hướng dẫn giải
Giun đũa chỉ có cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế nhờ co và duỗi cơ thể, chun giãn cơ thể
Chọn D
7. Giải bài 20 trang 35 SBT Sinh học 7
Đặc điểm nào sau đây giúp nhận biết động vật thuộc ngành Giun tròn ?
1. Thân hình trụ dẹp chiều lưng - bụng.
2. Thân hình trụ thuôn 2 đầu, có tiết diện ngang tròn.
3. Có khoang cơ thể chính thức.
4. Có khoang cơ thể chưa chính thức.
5. Ống tiêu hoá có ruột sau và hậu môn.
6. Phần lớn sống kí sinh.
7. Tất cả đều sống kí sinh.
Tổ hợp đúng là :
A. 1,2,4,5. B. 2, 4, 5, 6.
C. 3, 5, 6, 7. D. 1,4, 6,7.
Phương pháp giải
Giun tròn khác Giun dẹp ở chỗ: tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chính thức và ống tiêu hóa phân hóa
Hướng dẫn giải
Đặc điểm giúp nhận biết động vật thuộc ngành Giun tròn là: 2, 4, 5, 6.
Chọn B
Tham khảo thêm
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 11: Sán lá gan
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 13: Giun đũa
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 15: Giun đất
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt