Giải SBT Sinh 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 12 Bài 33 nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức về quá tình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Giải SBT Sinh 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

1. Giải bài 3 trang 107 SBT Sinh học 12

Hoá thạch là gì? Tóm tắt sự hình thành các hoá thạch.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu các hoá thạch.

Phương pháp giải

Hóa thạch là một trong những bằng chứng tiến hóa và phát triển của sinh vật, chúng có niên kỉ lâu đời và có tính xác thực.

Hướng dẫn giải

Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.     

Hoá thạch thường gặp là các mảnh xương, mảnh vỏ sinh vật hoá đá, đôi khi là những xác sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong băng tuyết, trong hổ phách. Khi sinh vật chết, xác sinh vật bị vùi lấp và phần mềm thường bị vi sinh vật phân huỷ. Phần cứng còn lại như vỏ cứng, xương trong điều kiện áp suất lớn hoặc nhiệt độ cao sinh ra do các biến cố địa chất có thể hoá thành đá. Sự biến động của bề mặt vỏ Trái Đất qua thời gian làm cho những trầm tích từ đáy biển trở thành đất liền. Khi con người tìm kiếm được hoặc tình cờ phát hiện ra các di tích này đều được xem là hoá thạch

Nhờ phương pháp định tuổi hoá thạch hoặc định tuổi các lớp đất đá chứa hoá thạch bằng các đồng vị phóng xạ, người ta biết chính xác thời gian tồn tại của hoá thạch. Hoá thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sự sống Kết hợp các tri thức tổng hợp từ nhiều ngành khoa học khác nhau, người ta phác hoạ được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật cũng như lịch sử của sinh giới gắn liền với lịch sử phát triển của bề mặt vỏ Trái Đất.

2. Giải bài 4 trang 108 SBT Sinh học 12

Hiện tượng trôi dạt lục địa là gì? Hiện tượng này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của sinh giới?

Phương pháp giải

Hình vẽ dưới đây cho thấy chiều hướng biến đổi của các lục địa từ đầu đại Trung sinh cho đến nay:

Biến đổi lục địa đầu đại Trung sinh

Hướng dẫn giải

Lớp vỏ Trái Đất nguyên thuỷ bao gồm nhiều phiến kiến tạo đông rắn lại trên bề mặt lớp dung nham nóng chảy. Vì lớp dung nham luôn chuyển động nên các phiến cũng di chuyến làm cho vi trí hình dạng các lục địa có nhiều lần thay đổi gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa.

Từ một khối lục địa nguyên thuỷ có sự nứt vỡ tạo thành 2 khối lục địa Bắc (Laurasia) và Nam (Gondwana). Đến đầu đại Tân sinh, lục địa Bắc tách khối Bắc Mĩ (N. America) khỏi khối Á Âu (Eurasia) và khối lục địa Nam tách rời thành các khối Nam Mĩ (South America), châu Phi (Africa), châu Nam Cực (Antartica), châu Đại Dương (Australia), đảo Madagascar và tiểu lục địa An Độ (India).
Trong đại Tân sinh, các lục địa vẫn tiếp tục di chuyển : Bắc Mĩ nối liền với Nam Mĩ, Đại Tây Dương mở rộng ra tách biệt khối Tân thế giới khỏi Cựu thế giới. Châu Nam cực tiến về phía Nam trong khi châu Đại dương và Ấn Độ di chuyển lên phía BắC. Đến cuối kỉ Đệ tam, sự va chạm của khối lục địa Ấn Độ và khối lục địa Á, Âu tạo nên dãy núi Himalaya trong đó có đỉnh Everest cao nhất thế giới hiện nay.
Sự trôi dạt lục địa gây nên động đất, sóng thần, núi lửa, hình thành các dãy núi trên đất liền hoặc các đảo đại dương... làm biến đổi địa chất và khí hậu trên quy mô lớn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh giới, tạo nên những thời điểm lịch sử làm tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là sự bùng nổ hàng loạt các loài mới lấp đầy những khoảng trống sinh thái, tạo nên diện mạo mới cho Trái Đất qua các thời kì.

3. Giải bài 2 trang 109 SBT Sinh học 12

Vật nào dưới đây không phải là hoá thạch ? Ghi số 1 bên cạnh hoá thạch, ghi số 0 bên cạnh vật không phải là hoá thạch.

Phương pháp giải

Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. Ví dụ than đá có vết lá dương xỉ

Hướng dẫn giải

Ghi số 1 bên cạnh hoá thạch, ghi số 0 bên cạnh vật không phải là hoá thạch.

4. Giải bài 3 trang 110 SBT Sinh học 12

So sánh hình dạng, cấu tạo của con sam ngày nay (hình A) với con tôm ba lá (hình B) có tuổi địa chất từ kỉ Cambri. Cho biết vì sao người ta gọi con sam là một dạng hoá thạch sống

Phương pháp giải

Con sam ngày nay mang các đặc điểm giống con tôm ba lá 

Hướng dẫn giải

Con sam ngày nay là một động vật không xương sống ngành Chân khớp (Arthropoda) vẫn còn mang những đặc điểm cấu tạo giống con tôm ba lá kỉ Cambri như có vỏ cứng bằng kitin, thân phân đốt, mặt lưng nhìn rõ có 3 thuỳ, mỗi đốt thân hình thành một đôi gai, có đuôi dài... Do đó, người ta gọi con sam là hoá thạch sống với ý nghĩa nó còn mang nhiều đặc điểm giống với dạng hoá thạch cổ xưa.

5. Giải bài 4 trang 110 SBT Sinh học 12

Từ lịch sử phát triển của sinh giới có thể rút ra những nhận xét gì về nguyên nhân và chiều hướng tiến hoá của sự sống?

Phương pháp giải

Lịch sử phát triển của sinh giới gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi các điều kiện khí hậu, địa chất thúc đẩy sự phát triển của sinh giới.

Hướng dẫn giải

- Biến đổi địa chất, khí hậu trước hết ảnh hưởng đến thực vật, qua đó ảnh hưởng đến động vật rồi thông qua mối quan hệ phức tạp giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái mà ảnh hưởng đến toặn bộ sinh giới. Vì vậy, từ khi sự sống hình thành, sự phát triển của sinh giới đã diễn ra nhanh hơn nhiều so với sự biến đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu và địa chất.

- Sinh giới phát triển theo hướng phân nhánh tổ chức cơ thể phức tạp hơn, thích nghi với môi trường. Càng về sau, sự tiến hoá diễn ra ngày càng nhanh do sinh vật đạt được trình độ thích nghi ngày càng hoàn thiện, bớt lệ thuộc vào điều kiện môi trường.

- Sự chuyển từ dưới nước lên môi trường cạn trong đại cố sinh đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình tiến hoá của sinh giới.

6. Giải bài 5 trang 110 SBT Sinh học 12

Tóm tắt 5 lần đại tuyệt chủng đã xảy ra trong quá trình phát triển của sinh giới. Lần đại tuyệt chủng tiếp theo có xảy ra không? Tại sao?

Phương pháp giải

5 lần đại tuyệt chủng:

- Lần 1: Ocđôvic - Silua

- Lần 2: Đêvôn - Cacbon

- Lần 3: Pecmi - Triat

- Lần 4: Triât - Jura

- Lần 5: Krêta - Đệ Tam

Hướng dẫn giải

Những lần đại tuyệt chủng trước đây của sinh giới có nguyên nhân từ các biến cố tự nhiên như sự di chuyển của các mảng kiến tạo lục địa hay sự va chạm của thiên thạch, nhưng gần đây nhiều nhà khoa học đã bắt đầu bày tỏ một sự lo ngại về một nguyên nhân xuất hiện tự nhiên từ quá trình tiến hoá của loài người.

Sinh thái học có một quy luật phổ biến là các loài ưu thế thường có xu hướng phát triển dẫn tới sự gây hại cho chính mình (tự đào huyệt chôn mình). Sự sống trên bề mặt trái đất hiện nay đã có quá nhiều biến động xấu do chính con người gây ra như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, biến đổi khí hậu toàn cầu và sự khai thác quá mức gây mất cân bằng các hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học.. Vì vậy hơn lúc nào hết, loài người cần kịp thời điều chỉnh lối sống của mình để đảm bảo quá trình phát triển bền vững, hài hoà với tự nhiên.

7. Giải bài 6 trang 110 SBT Sinh học 12

Bổ sung bảng tóm tắt sau đây, từ đó rút ra kết luận về ý kiến cho rằng vượn người hiện nay vẫn có thể tiến hoá thành người.

Phương pháp giải

Đặc điểm so sánh:

- Tư thế đứng thẳng và đi trên 2 chân (so sánh cấu tạo bộ xương người và vượn người)

- Nguồn thức ăn

- Sự phát triển bộ não

- Sự phát triển tiếng nói và hệ thống tín hiệu thứ hai

Hướng dẫn giải

Bổ sung bảng tóm tắt và rút ra kết luận về ý kiến cho rằng vượn người hiện nay vẫn có thể tiến hoá thành người :

8. Giải bài 28 trang 115 SBT Sinh học 12

Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về kỉ Đệ tam của Đại Tân sinh?

A. Do diện tích rừng bị thu hẹp, một số vượn người xuống đất xâm chiếm các vùng đất trống, trở thành tổ tiên của loài người.

B. Thực vật Hạt kín phát triển mạnh làm tăng nguồn thức ăn cho chim, thú.

C. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ Khỉ, tới giữa kỉ thì những dạng vượn người đã phân bố rộng.

D. Có những thời kì băng hà rất lạnh xen kẽ với những thời kì ấm áp, băng hà tràn xuống tận bán cầu Nam.

Phương pháp giải

Kỉ Đệ tam của Đại Tân sinh có các lục địa giống ngày nay. Khí hậu ấm áp cuối kì lạnh. Phát sinh các nhóm linh trưởng, cây có hoa ngự trị

Hướng dẫn giải

Xét các phát biểu đã cho phát biểu không đúng là D

Chọn D

9. Giải bài 29 trang 116 SBT Sinh học 12

Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn vào kỉ Đệ tứ là do

A. khí hậu khô, băng tan, biển rút cạn tạo điều kiện cho sự di cư.

B. sự phát triển ồ ạt của thực vật Hạt kín và thú ăn thịt.

C. diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ.

D. xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống.

Phương pháp giải

Thực vật ở cạn vào kỉ Đệ tứ là do sự xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống.

Hướng dẫn giải

Các thay đổi địa lý chính trong Kỉ Đệ Tứ bao gồm sự nổi lên của eo biển Bosphorus và Skagerrak trong các thời kỳ băng hà, điều đó đã tương ứng biến các biển như Hắc Hải và biển Baltic trở nên nhạt hơn, tiếp ngay sau sự ngập lụt của chúng do mực nước biển dâng cao; hay sự lấp đầy có chu kỳ của eo biển Manche, tạo thành một cầu đất nối liền quần đảo Anh với châu Âu lục địa; sự đóng lại theo chu kỳ của eo biển Bering, tạo ra cầu đất nối liền châu Á và Bắc Mỹ; cũng như sự ngập lụt chớp nhoáng theo chu kỳ của khu vực Scablands thuộc tây bắc Hoa Kỳ bởi các sông băng. Đại Hồ và các hồ lớn khác của Canada và vịnh Hudson cũng chỉ là các kết quả của chu kỳ gần đây và nó là nhất thời. Tiếp theo sau mỗi thời kỳ băng hà của kỷ Đệ Tứ lại là một kiểu khác biệt của hồ và vịnh.

Khí hậu đã là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng của sự đóng băng theo chu kỳ với các sông băng trên các đại lục di chuyển đi xa từ địa cực xuống tới vĩ độ khoảng 40. Chỉ có một số ít các động vật chính yếu và mới đã tiến hóa, một lần nữa có lẽ là do thời kỳ ngắn (theo thuật ngữ địa chất) của kỷ này. Do đó dẫn đến sự di cư của động thực vật cạn nhằm tránh sự tuyệt chủng

Chọn D

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất Sinh học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM