Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Hướng dẫn giải bài tập 1,2,3,4 SBT Lịch Sử 8 trang 13-14 về Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

1. Giải bài 1 trang 13 SBT Lịch sử 8

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Ý nghĩa nào sau đây không phản ánh đúng tình cảnh của công nhân Châu Âu cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX?

A. Phản ánh những công việc, nặng nhọc bằng lao động thủ công.

B. Phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày với đồng lương thấp.

C. Đàn bà và trẻ em cũng phải làm những công việc nặng nhọc, nhưng lương thấp hơn của đàn ông.

D. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.

Câu 2: Hình thức đấu tranh của công nhân thời kì đầu là

A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng; bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.

B. Đưa kiến nghị lên Quốc hội, đòi cải thiện đời sống.

C. Đấu tranh vũ trang chống lại sự bóc lột hà khắc của giới chủ.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Khẩu hiệu “Sống trong lao động và chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu của

A. Công dân Anh

B. Công nhân Li-ông (Pháp)

C. Công nhân Sơ-lê-din (Đức)

D. Công nhân I-ta-li-a

Câu 4: "Phong trào Hiến chương" là một phòng trào rộng lớn có tổ chức của

A. Công nhân Anh

B. Công dân Pháp

C. Công dân Đức

D. Công dân Hà Lan.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã được học và dựa vào nội dung chính được trình bày ở mục 1. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX trang 28 SGK Lịch sử 8 để phân tích từng câu hỏi và đưa ra lựa chọn chính xác nhất

Ví dụ: "Phong trào Hiến chương" là một phòng trào rộng lớn có tổ chức của công nhân Anh

Hướng dẫn giải

1.A          2.A           3.B           4.A

2. Giải bài 2 trang 14 SBT Lịch sử 8

Hãy nối mốc thời gian ở cột I với sự kiện lịch sử ở cột II cho phù hợp.

Cột I:

1. Năm 1831

2. Năm 1844

3. Từ năm 1836 đến năm 1847

Cột II:

A. Công nhân đệ vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ.

B. Công nhân Anh biểu tình, đưa kiến nghỉ đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động - "Phong trào Hiến Chương"

C. Công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khỏi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa.

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX trang 28 SGK Lịch sử 8 để phân tích và trả lời.

Ví dụ: Năm 1831 công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khỏi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa

Hướng dẫn giải

1 - C

2 - A

3 - B

3. Giải bài 3 trang 14 SBT Lịch sử 8

Kết cục phong trào đấu tranh của công nhân các nước Châu Âu ở nửa đầu thế kỉ XIX ra sao? 

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung chính được trình bày ở mục 1. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX trang 28 SGK Lịch sử 8 để trả lời.

- Kết quả của các phong trào đều thất bại, phong trào công nhân trưởng thành.

Hướng dẫn giải

* Kết quả phong trào đấu tranh của công nhân các nước Châu Âu ở nửa đầu thế kỉ XIX:

- Các cuộc đấu tranh cuối cùng đều bị thất bại. Vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn.

- Đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

4. Giải bài 4 trang 14 SBT Lịch sử 8

Quốc tế thứ nhất ra đời như thế nào? Hãy trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác trang 30 SGK Lịch sử 8 để trả lời.

- Hoàn cánh ra đời Quốc tế thứ nhất

- Quốc tế thứ nhất đã truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác

- Thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế

Hướng dẫn giải

* Quốc tế thứ nhất ra đời:

- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.

- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

* Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế:

- Thông qua các hoạt động của mình, Quốc tế thứ nhất đã truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.

- Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM