Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh nội dung giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 gồm 5 bài tập trang 22-24 có phương pháp và lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 7 có thể tự đánh giá năng lực và thực hành nhiều hơn, chuẩn bị hành trang để học thật tốt môn Sử.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

1. Giải bài 1 trang 22 SBT Lịch sử 7

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông là

A. hình thành sớm (như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á) nhưng phát triển chậm chạp, bị các nước tư bản phương Tây xâm lược.

B. hình thành muộn nhưng phát triển tương đối nhanh.

C. thời gian tồn tại của chế độ phong kiến ngắn.

D. không bị tư bản phương Tây can thiệp.

Câu 2: Những đặc điểm của nền kinh tế phong kiến ở phương Đông là

A. nông nghiệp là ngành sản xuất chính, kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp bị đóng kín trong các công xã nông thôn.

B. sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đóng kín trong các lãnh địa.

C. ruộng đất do lãnh chúa nắm giữ và giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế.

D. kinh tế công thương nghiệp phát triển ngay từ đầu.

Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Tây là

A. chủ nô và nô lệ.

B. địa chủ và lãnh chúa.

C. địa chủ và nông dân lính canh.

D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 4: Ở phương Đông và phương Tây, địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng

A. địa tô.

B. lao dịch.

C. các loại thuế.

D. sưu dịch.

Câu 5: Thể chế nhà nước do vua đứng đầu được gọi là

A. chế độ dân chủ.

B. chế độ quân chủ.

C. chế độ cộng hoà.

D. quân chủ lập hiến.

Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ phong kiến châu Âu là

A. nông dân không nộp tô thuế cho địa chủ.

B. giai cấp tư sản đòi cải cách.

C. thành thị xuất hiện, kinh tế công thương nghiệp phát triển.

D. kinh tế trong các lãnh địa phát triển.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến trang 23, 24 SGK Lịch sử 7 để phân tích và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Ví dụ: Đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông là hình thành sớm (như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á) nhưng phát triển chậm chạp, bị các nước tư bản phương Tây xâm lược.

Hướng dẫn giải

1.A              2.A                3.D

4.A              5.B                6.C

2. Giải bài 2 trang 23 SBT Lịch sử 7

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Chế độ phong kiến ở phương Đông xuất hiện sớm.

2. ☐ Chế độ phong kiến ở phương Tây xuất hiện cùng thời với chế độ phong kiến phương Đông.

3. ☐ Trong xã hội phong kiến, cư dân ở cả phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp.

4. ☐ Hai giai cấp chủ yếu trong xã hội phong kiến phương Đông là địa chủ và nông dân lĩnh canh.

5. ☐ Hai giai cấp chủ yếu trong xã hội phong kiến phương Tây là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính được trình bày ở mục 2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến trang 24 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.

Ví dụ: Chế độ phong kiến ở phương Đông xuất hiện sớm → Sai.

Hướng dẫn giải

Đúng: 1, 3, 4, 5 

Sai: 2

3. Giải bài 3 trang 23 SBT Lịch sử 7

So sánh những nét chính của xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu.

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và nội dung được trình bày ở mục 3. Nhà nước phong kiến trang 24 SGK Lịch sử 7 để phân tích trên các phương diện thời gian, kinh tế và xã hội.

So sánh những nét chính xã hội phương Đông Và Châu Âu

- Thời gian tồn tại: ở phương Đông kéo dài hơn so với Châu Âu

- Kinh tế: Châu Âu phát triển mạnh mẽ hơn xã hội phong kiến phương Đông

- Xã hội: địa chủ và nông dân (phương Đông); lãnh chúa và nông nô (Châu Âu)

Hướng dẫn giải

Phương Đông

- Thời gian tồn tại: Ra đời sớm, kéo dài (từ thế kỉ II TCN - giữa thế kỉ XIX).

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: công xã nông thôn;

+ Công thương nghiệp: phát triển chậm

- Xã hội:  Hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân.

Châu Âu

- Thời gian tồn tại: Ra đời muộn và kết thúc sớm hơn (thế kỉ V - thế kỉ XVI).

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: đóng kín trong lãnh địa;

+ Công thương nghiệp: phát triển, thành thị xuất hiện khắp nơi.

- Xã hội:

+ Hai giai cấp chính là lãnh chúa và nông nô.

+ Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông.

4. Giải bài 4 trang 24 SBT Lịch sử 7

Trong xã hội phong kiến, giai cấp nào là giai cấp thống trị và giai cấp nào là giai cấp bị trị?

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến trang 24 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.

- Giai cấp thống trị: Lãnh chúa (ở châu Âu), địa chủ (ở phương Đông)

- Giai cấp bị trị: nông nô và nông dân.

Hướng dẫn giải

Trong xã hội phong kiến:

- Giai cấp thống trị: Lãnh chúa (ở châu Âu), địa chủ (ở phương Đông); giai cấp này nhiều người là quan lại (vua, các quan ở trung ương và địa phương).

- Giai cấp bị trị: nông nô và nông dân.

+ Nông nô ở châu Âu hoàn toàn phụ thuộc vào lãnh chúa.

+ Nông dân lĩnh canh ở phương Đông được tự do hơn.

→ Cả hai đều bị bóc lột nặng nề bằng tô thuế.

5. Giải bài 5 trang 24 SBT Lịch sử 7

Thế nào là chế độ quân chủ? Lấy ví dụ ở phương Đông và châu Âu để minh hoạ.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung kiến thức mục 3 trang 24 SGK Lịch sử 7 về nhà nước phong kiến để trả lời và lấy ví dụ minh họa.

Nhà nước phong kiến phương Đông

Lãnh địa phong kiến phương Tây

Hướng dẫn giải

Bộ máy Nhà nước ở phương Đông và châu Âu đều do vua đứng đầu, có toàn quyền, được gọi là chế độ quân chủ.

Ví dụ:

+ Ở phương Đông, nhà vua chuyên chế có quyền hành tuyệt đối ngay từ đầu. Vì chuyên chế đã có từ thời cổ đại.

+ Ở châu Âu: Giai đoạn đầu quyền lực của vua hạn chế, có lúc chỉ thu hẹp trong lãnh địa của nhà vua. Sau khi thống nhất được các quốc gia phong kiến, quyền lực mới thực sự tập trung vào tay nhà vua.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM