Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỷ XVIII - Nửa đầu thế kỷ XIX
Nội dung giải bài 1, 2, 3, 4, 5 SBT môn Lịch sử 7 được trình bày ở trang 97, 98 bên dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức thông qua 2 phần phương pháp và hướng dẫn giải. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 95 SBT Lịch sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Tác phẩm văn học kiệt xuất viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là
A. Chinh phụ ngâm.
B. Cung oán ngâm khúc.
C. Truyện Kiều.
D. Hoàng Lê nhất thống chí.
Câu 2: Nội dung thơ của Hồ Xuân Hương
A. đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền lợi của phụ nữ
B. lên tiếng bênh vực các cuộc đấu tranh của nông dân.
C. ca ngợi đất nước thái bình thịnh trị, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc
D. ca ngợi tình yêu lứa đôi và những giá trị của cuộc sống trong xã hội đương thời.
Câu 3: Những điệu hát dân gian phổ biến ở miền xuôi cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là
A. quan họ, hát lượn, hát xoan.
B. quan họ, trống quân, hát ví, hát dặm, hát tuồng.
C. trống quân, hát tuồng, hát xoan, hát khắp.
D. hát lượn, hát khắp, hát xoan, hát tuồng.
Câu 4: Dòng tranh dân gian nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là
A. tranh thuỷ mặc.
B. tranh sơn mài.
C. tranh Hàng Trống.
D. tranh Đông Hồ.
Câu 5: Công trình kiến trúc đặc sắc cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là
A. thành cổ Loa.
B. chùa Tây Phương.
C. tháp Phổ Minh.
D. thành nhà Hồ.
Câu 6: Nhà bác học lớn nhất thế kỉ XVIII ở Việt Nam là
A. Phan Huy Chú
B. Lê Quý Đôn
C. Trịnh Hoài Đức.
D. Ngô Nhân Tĩnh.
Câu 7: "Gia Định tam gia" được dùng để nói về các tác giả
A. Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Phan Huy Chú.
B. Lê Quý Đôn, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định.
C. Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định.
D. Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Lê Quang Định.
Câu 8: Tác giả của tác phẩm "Lịch triều hiến chương loại chí" là
A. Trịnh Hoài Đức
B. Ngô Nhân Tĩnh
C. Phan Huy Chú.
D. Lê Quý Đôn.
Câu 9: Lê Hữu Trác nổi tiếng trong lĩnh vực
A. Y học.
B. Sử học.
C. Văn học.
D. Nghệ thuật.
Phương pháp giải
Dựa vào những hiểu biết của bản thân và các kiến thức được học ở bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỷ XVIII - Nửa đầu thế kỷ XIX SGK Lịch sử 7 để phân tích và đưa ra câu trả lời phù hợp.
Ví dụ: Những điệu hát dân gian phổ biến ở miền xuôi cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là quan họ, trống quân, hát ví, hát dặm, hát tuồng.
Hướng dẫn giải
1.C 2.A 3.B
4.D 5.B 6.B
7.C 8.C 9.A
2. Giải bài 2 trang 97 SBT Lịch sử 7
Điền vào bảng thống kê dưới đây tên các tác giả, tác phẩm tiêu biêu trong lĩnh vực văn học, sử học, địa lí, y học ở nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
Phương pháp giải
Xem lại mục 1. Văn học cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, mục 4. Sử học, địa lí, y học nước ta cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX bài 28 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.
- Văn học: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương
- Sử học: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú
- Địa lí: Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định
- Y học: Lê Hữu Trác
Hướng dẫn giải
3. Giải bài 3 trang 97 SBT Lịch sử 7
Tại sao nói, vào cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao ?
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung mục 1. Văn học cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX trang 142 SGK Lịch sử 7 để phân tích, giải thích.
- Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển.
- Xuất hiện nhiều tác phẩm kiệt xuất, tiêu biểu.
Hướng dẫn giải
Vào cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, biểu hiện:
- Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển rực rỡ và hơn hẳn văn học chữ Hán cả về số lượng và chất lượng.
- Xuất hiện nhiều tác phẩm kiệt xuất, tiêu biểu như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc,... với các tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát,...
4. Giải bài 4 trang 98 SBT Lịch sử 7
Hãy kể tên một số công trình khoa học - kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX và cho biết những thành tựu này chứng tỏ điều gì ?
Phương pháp giải
Xem lại mục 3. Những thành tựu về kĩ thuật trang 146 SGK Lịch sử 7 để phân tích.
- Xuất hiện nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.
- Chế tạo máy xẻ gỗ chạy, tàu chạy bằng máy hơi nước.
Hướng dẫn giải
Một số công trình khoa học - kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX:
- Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sống ở Hà Lan.
- Thợ thủ công của nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu chạy bằng máy hơi nước.
- Trên cơ sở nghiên cứu tàu thuỷ của phương Tây, năm 1839 các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Khi cho tàu chạy thử trên sông Hương, "máy chuyển động linh hoạt, đi lại nhanh chóng" (Đại Nam thực lục).
Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì này chứng tỏ:
- Trình độ phát triển cao của khoa học nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- Tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta thời bấy giờ.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 30: Tổng kết