Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của Nhà Trần cuối thế kỷ XIV

Mời các em học sinh tham khảo nội dung giải bài tập SBT Lịch sử 7 do eLib tổng hợp và biên soạn dưới đây. Tài liệu tóm lược đầy đủ và chi tiết phương pháp và hướng dẫn giải của 10 bài tập trang 52 hay và bổ ích nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập. Hy vọng rằng đây sẽ là 1 tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của Nhà Trần cuối thế kỷ XIV

1. Giải bài 1 trang 52 SBT Lịch sử 7

Các câu sau đây đúng hay sai

Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XIV, do thiên tai liên tiếp làm cho đời sống nhân dân ngày càng quẫn bách.

A. Đúng.                       

B. Sai.

Câu 2: Chu Văn An đã dâng sớ lên vua Trần đòi chém 7 nịnh thần, nhưng Dụ Tông không nghe. Ông đã xin từ quan về dạy học.

A. Đúng.                     

B. Sai.

Câu 3: Hồ Quý Ly là người có tài năng, được vua Trần trọng dụng.

A. Đúng.                   

B. Sai.

Câu 4: Vua Trần đã nhường ngôi cho Hồ Quý Ly lên làm vua.

A. Đúng.                    

B. Sai

Câu 5: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực và đã thành công tốt đẹp.

A. Đúng.                 

B. Sai 

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 16 SGK Lịch sử 7 về sự suy sụp của nhà Trần thế kỉ XIV để phân tích và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Ví dụ: Hồ Quý Ly là người có tài năng, được vua Trần trọng dụng → Đúng.

Hướng dẫn giải

1.B              2.A

3.A              4.B              5.B

2. Giải bài 2 trang 52 SBT Lịch sử 7

Hãy nối các ô cột I với các ô cột II cho phù hợp

Cột I:

1. Năm 1344 

2. Năm 1379 

3. Năm 1390 

4. Năm 1399 

5. Năm 1400 

Cột II:

a) Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thanh

b) Cuộc khởi nghĩa Phạm Sư Ôn

c) Cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ

d) Nhà Hồ thành lập

e) Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở mục 2 trang 74 SGK Lịch sử 7 để phân tích và lựa chọn mốc thời gian và sự kiện lịch sử phù hợp.

Ví dụ: Năm 1344 diễn ra cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ.

Năm 1379 diễn ra cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thanh.

Hướng dẫn giải

1 – c             2 – a

3 – b             4 – e            5 – d

3. Giải bài 3 trang 53 SBT Lịch sử 7

Hãy điền mốc thời gian vào bảng sau cho phù hợp với nội dung các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở mục 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trang 77 SGK Lịch sử 7 để phân tích và lựa chọn mốc thời gian phù hợp.

Ví dụ: Năm 1397: Đổi tên các trấn và cho dời kinh đô vào An Tôn (thành Tây Đô)

Hướng dẫn giải

4. Giải bài 4 trang 53 SBT Lịch sử 7

Hãy điền địa phương có các cuộc nổi dậy khởi nghĩa của nông dân, nô tì vào bảng dưới đây cho đúng.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính được trình bày ở mục 2. Tình hình xã hội trang 74 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.

Ví dụ: Cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ diễn ra ở Hải Dương

Hướng dẫn giải

5. Giải bài 5 trang 53 SBT Lịch sử 7

Hãy ghi tóm tắt vào bảng dưới đây những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ:

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trang 77 SGK Lịch sử 7 để phân tích, trả lời.

- Chính trị: cải tổ bộ máy quan lại, đổi tên một số đơn vị hành chính

- Kinh tế: phát hành tiền giấy, chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

- Văn hóa - xã hội: dạy chữ nôm cho vua Trần và phi tần, cung nữ, sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

Hướng dẫn giải

6. Giải bài 6 trang 54 SBT Lịch sử 7

Tinh hình kinh tế Đại Việt từ nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào?

Phương pháp giải

Từ nội dung chính ở mục 1. Tình hình kinh tế nhà Trần cuối thế kỉ XIV

- Tình hình kinh tế Đại Việt từ nửa cuối thế kỉ XIV: nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân ngày càng bấp bênh, cực khổ. 

- Nguyên nhân: không quan tâm đến nông nghiệp, các chính sách thuế khóa nặng nề.

Hướng dẫn giải

* Tình hình kinh tế Đại Việt từ nửa cuối thế kỉ XIV:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, nhiều năm mất mùa, đói kém.

- Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã.

→ Đời sống nhân dân ngày càng bấp bênh, cực khổ. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ và biến thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.

* Nguyên nhân:

- Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi.

- Tình trạng tư hữu hóa ruộng đất diễn ra mạnh mẽ, do các chính sách ruộng đất của nhà nước và sự lớn mạnh của giai cấp địa chủ, vương hầu, quý tộc.

- Trong khi đó, nhà nước vẫn ban hành và thực hiện các chính sách thuế khóa nặng nề.

7. Giải bài 7 trang 54 SBT Lịch sử 7

Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nửa cuối thế kỉ XIV?

Phương pháp giải

Từ nội dung mục 2 trang 75 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.

Nguyên nhân: kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân khởi nghĩa: kinh tế suy sụp, chính quyền suy yếu; vua quan, quý tộc ăn chơi xa hoa... đời sống nông dân, nô tì khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

8. Giải bài 8 trang 54 SBT Lịch sử 7

Em có nhận xét gì về các cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung mục 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly được trình bày ở 77 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.

- Tích cực: góp phần làm suy yếu thế lực nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước, văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

- Hạn chế:

+ Một số chính sách chưa triệt để.

+ Chưa giải quyết được yêu cầu bức thiết của nhân dân.

+ Quần chúng nhân dân ủng hộ.

Hướng dẫn giải

* Tích cực:

- Những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ khá toàn diện, tích cực, sáng tạo.

- Ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Các cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế.

- Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

- Những chính sách về quân sự, quốc phòng không thể phát huy hết tác dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vì không được quần chúng nhân dân ủng hộ.

9. Giải bài 9 trang 54 SBT Lịch sử 7

Theo em, việc Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần để thành lập nhà Hồ là cần thiết, đúng đắn hay ngược lại?

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết và quan điểm của bản thân

Hồ Quý Ly

Hướng dẫn giải

Theo em, việc Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần để thành lập nhà Hồ là cần thiết, đúng đắn do nhà Trần suy yếu, bất lực trước cuộc khủng hoảng xã hội và nguy cơ ngoại xâm đe doạ. Đây là một tất yếu lịch sử, khi một triều đại khủng hoảng và suy yếu sẽ có một triều đại mới lên thay.

10. Giải bài 10 trang 54 SBT Lịch sử 7

Em đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức lịch sử và quan điểm của bản thân

- Là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ.

- Là một nhà cải cách nổi tiếng.

- Mắc một số sai lầm trong cải cách.

Hướng dẫn giải

Đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV:

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

→ Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

Ngày:26/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM