Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII - IX

Mời các em cùng tham khảo nội dung giải bài tập bài 23 SBT môn Lịch sử 6 được biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em làm quen dần với các dạng bài tập, tăng khả năng luyện tập và rèn luyện các kỹ năng. Mỗi bài tập có kèm theo phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết giúp các em có thể tham khảo và đối chiếu với kết quả làm bài của mình. Chúc các em đạt kết quả tốt!

Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII - IX

1. Giải bài 1 trang 64 SBT Lịch sử 6

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Nước ta bị nhà Đường thống trị từ năm

A. 618.             

B. 619

C. 620.              

D. 621.

Câu 2: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành

A. An Tây đô hộ phủ.

B. An Nam đô hộ phủ.

C. An Đông đô hộ phủ.

D. Giao Châu đô hộ phủ.

Câu 3: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bùng nổ đầu thế kỉ VIII ở Nghệ An là

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Bí.

C. Phùng Hưng.

D. Triệu Quang Phục.

Câu 4: Hai cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng đều giành được kết quả là

A. đánh đổ chính quyền đô hộ ở một số địa phương, buộc chúng phải co cụm về thành Tống Bình cố thủ.

B. làm chủ được Tống Bình, đánh đuổi quân xâm lược về nước.

C. buộc nhà Đường phải công nhận nước ta độc lập.

D. mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở bài 23 SGK Lịch sử 6 trang 62-65 để phân tích và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Ví dụ: Nước ta bị nhà Đường thống trị từ năm 618.             

Hướng dẫn giải

1.A            2.B

3.A            4.B

2. Giải bài 2 trang 65 SBT Lịch sử 6

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Dưới ách thống trị của nhà Đường, các châu vẫn do người Hán cai trị, các huyện, hương và xã do người Việt tự cai quản.

2. ☐ Hằng năm, nhân dân ta phải mang những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê,... sang Trung Quốc nộp cống.

3..☐ Mai Thúc Loan là người làng Mai Phụ, một làng chuyên làm muối ở cửa biển Thạch Hà (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh).

4. ☐ Phùng Hưng là người ở Hoa Lư. Họ Phùng nối đời làm thủ lĩnh gọi là Quan lang.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở bài 23 SGK Lịch sử 6 trang 62-65 để phân tích và trả lời.

Ví dụ: Dưới ách thống trị của nhà Đường, các châu vẫn do người Hán cai trị, các huyện, hương và xã do người Việt tự cai quản → Sai

Hướng dẫn giải

Đúng: 2, 3 

Sai: 1, 4

3. Giải bài 3 trang 65 SBT Lịch sử 6

Hãy nối sự kiện ở cột bên phải với thời gian ở cột bên trái cho phù hợp.

Cột I:

1. Năm 618 

2. Năm 679 

3. Đầu thế kỉ VIII 

4. Khoảng năm 776 

Cột II:

a) nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

b) khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

c) nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc..

d) khởi nghĩa Phùng Hưng.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung được trình bày ở bài 23 SGK Lịch sử 6 trang 62-65 để phân tích và lựa chọn mốc thời gian phù hợp với các sự kiện lịch sử phù hợp.

Ví dụ:

Năm 618 nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc..

Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

Hướng dẫn giải

1.c           2.a 

3.b          4.d

4. Giải bài 4 trang 65 SBT Lịch sử 6

Hãy nêu những điểm chính trong chính sách cai trị nước ta của nhà Đường. Em có nhận xét gì về chính sách đó?

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi? được trình bày ở trang 62 SGK Lịch sử 6 để phân tích, nhận xét.

- Điểm chính trong chính sách cai trị của nhà Đường:

+ Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ

+ Tiến hành xây thành, làm đường

+ Đặt thêm nhiều thứ thuế mới.

- Nhận xét: Cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo, đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân...

Hướng dẫn giải

- Điểm chính trong chính sách cai trị của nhà Đường:

+ Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, chia lại thành 12 châu. Người Hán cai quản các châu, huyện, dưới huyện là các hương và xã do người Việt cai quản.

+ Tiến hành xây thành, làm đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện...

+ Ngoài thuế ruộng đất, đặt thêm nhiều thứ thuế mới...; tăng cường cống nạp.

- Nhận xét:

+ Cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo...

+ Sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân...

+ Chính sách cai trị của nhà Đường làm cho dân ta căm phẫn, sẵn sàng nổi dậy...

5. Giải bài 5 trang 66 SBT Lịch sử 6

Hãy hoàn thành bảng kê dưới đây về một số sự kiện lớn của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung được trình bày ở mục 3 SGK Lịch sử 6 trang 65 về cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 – 791) để hoàn thành bài tập.

Lược đồ về cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng:

Hướng dẫn giải

- Năm 776: Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm rồi kéo quân vế bao vây phủ thành Tống Bình.Khởi nghĩa thắng lợi. Phùng Hưng sắp đặt việc cai trị.

- Năm 791: Phùng An đã hàng nhà Đường, cuộc khởi nghĩa chấm dứt.

6. Giải bài 6 trang 66 SBT Lịch sử 6

Nêu nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ VIII, mục 3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 – 791) được trình bày ở trang 64,65 SGK Lịch sử 6 để trả lời.

- Do chính sách cai trị hà khắc

- Quyết tâm giành lại độc lập cho Tổ quốc.

Lược đồ về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng:

- Do chính sách cai trị hà khắc của nhà Đường đối với nhân dân ta làm cho mọi người đều oán hận chỉ chờ cơ hội là vùng lên.

- Truyền thống đấu tranh bất khuất của các thế hệ người Việt không cam chịu kiếp sống nô lệ, quyết tâm giành lại độc lập cho Tổ quốc.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM