Giải bài tập SBT Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách SBT Lịch sử 12 Các nước Đông Bắc Á trang 16 được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây, mời các bạn tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 13 SBT Lịch sử 12
1. Các quốc gia vùng lãnh thổ nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á:
A. Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên.
B. Mông Cổ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì.
C. Nhật Bản, Đài Loan, Ma Cao.
D. Trung Quốc, Hồng Công, Hàn Quốc.
2. Sau khi cách mạng thắng lợi, một nhà nước mới ra đời ở Trung Quốc với tên là
A. Cộng hoà Trung Hoa
B. Cộng hoà Dân chủ Trung Hoa.
C. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Trung Hoa.
3. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 cho đến nay là do
A. Quyết định của hội nghị Ianta (2-1945).
B. Tác động của Chiến tranh lạnh.
C. Thỏa thuận giữa hai miền Triều Tiên, hiệp định được kí tại Bàn Môn Điếm (1953).
D. Thỏa thuận giữa Mĩ và Liên Xô.
4. Sự kiện nào ở khu vực Đông Bắc Á là biểu hiện của cuộc chiến tranh cục bộ và sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh?
A. Hàn Quốc trở thành "Con Rồng" kinh tế Châu Á nổi trội nhất.
B. Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên và sự ra đời của hai nhà nước đối lập nhau.
C. Kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì" và Đài Loan, Hồng Công trở thành các "Con Rồng" của kinh tế châu Á.
D. Hồng Công, Ma Cao trở về Trung Quốc.
5. Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới?
A. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường XHCN.
B. Nhật Bản đạt được sự phát triển "thần kì", trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
C. Hàn Quốc trở thành "con rồng" kinh tế nổi bật nhất khu vực Đông Bắc Á.
D. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành các "con rồng" kinh tế của Châu Á.
6. Người đã khởi xướng công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là
A. Mao Trạch Đông.
B. Đặng Tiểu Binh.
C. Giang Trạch Dân.
D. Hổ cầm Đào.
7. Từ khi thực hiện cải cách - mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
A. đứng đầu thế giới.
B. đứng thứ hai thế giới.
C. đứng thứ ba thế giới.
D. đứng thứ tư thế giới.
8. Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ "Thần Châu 5" cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ vào không gian năm
A. 1999.
B. 2002.
C. 2003.
D. 2004.
9. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?
A. Tháng 10- 1949.
B. Tháng 1 - 1950
C. Tháng 2 -1959
D. Tháng 1- 1951
10. Ý nào phản ánh mối quan hệ ngọai giao giữa Trung quốc và Việt Nam có giai đoạn diễn biến theo chiều hướng xấu.
A. Trung Quốc gây xung đột biên giới với các nước láng giềng Liên Xô (1962) và Ấn Độ (1969).
B. Trung Quốc cải thiện mối quan hệ theo hướng hòa dịu với Mĩ.
C. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1950) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1991.
D. Trung Quốc quan hệ ngọai giao với Liên Xô, Nhật Bản.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung kiến thức phần Lịch sử Việt Nam để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời
1.B 2.C 3.C 4.B 5.A
6.B 7.A 8.C 9.B 10A
2. Giải bài 2 trang 14 SBT Lịch sử 12
Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai.
1. ☐ Sau cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật kết thúc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định tấn công Quốc dân đảng để giành toàn bộ chính quyến.
2. ☐ Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc thắng lợi đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.
3. ☐ Trung Quốc là nước đã tiến hành công cuộc cải cách sớm nhất trong phe XHCN.
4. ☐ Đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9 - 1982) và Đại hội lần thứ XIII (10 - 1987), những chủ trương đổi mới đã được nâng lên thành đường lối chung.
5. ☐ Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện phương châm một đất nước hai chế độ.
Phương pháp giải
Xem lại mục II. Trung Quốc được trình bày ở SGK Lịch Sử 12 để đưa ra lựa chọn phù hợp
Gợi ý trả lời
Đúng: 1, 2, 3, 5
Sai: 4.
3. Giải bài 3 trang 15 SBT Lịch sử 12
Hãy điền những nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong các câu sau:
1. Ngày 1 - 10 - 1949, nước ... được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
2. Sự kiện tàu "Thần Châu 5" cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian đã đưa ... trở thành quốc gia thứ ... trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Phương pháp giải
Xem lại mục II. Trung Quốc được trình bày ở SGK Lịch Sử 12 để đưa ra lựa chọn phù hợp
Gợi ý trả lời
1. Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
2. Sự kiện tàu "Thần Châu 5" cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
4. Giải bài 4 trang 15 SBT Lịch sử 12
Ý nghĩa sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là gì?
Phương pháp giải
Dựa vào mục II. Trung Quốc được trình bày ở SGK Lịch Sử 12 để đưa ra lựa chọn phù hợp
Gợi ý trả lời
Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời mang ý nghĩa vô cùng to lớn:
* Đối với Trung Quốc:
- Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
* Đối với thế giới:
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
- Cỗ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.
5. Giải bài 5 trang 15 SBT Lịch sử 12
Nêu bối cảnh lịch sử, chủ trương và thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc.
Phương pháp giải
Dựa vào mục II. Trung Quốc được trình bày ở SGK Lịch Sử 12 để đưa ra lựa chọn phù hợp
Gợi ý trả lời
* Hoàn cảnh lịch sử
- Khách quan
+ Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính…
+ Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá.
→ Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị- xã hội để thích ứng.
- Chủ quan
Đối nội:
+ Từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…
+ Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976)…
Đối ngoại:
+ Ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam…
+ Xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên Xô… Tháng 2- 1972, Tổng thống Mĩ R.Nichxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước.
Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định…
* Nội dung đường lối cải cách
- Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung qua Đại hội XII (9-1982), đặc biệt là Đại hội XIII (10-1987) của Đảng: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
- Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường XHCN, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông).
- Tiến hành cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ văn minh.
* Thành tựu
Thực hiện đường lối cải cách đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản.
- Sau 20 năm nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm trên 8%, ...Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt...
- Khoa học- kỹ thuật, văn hoá giáo dục Trung Quốc đạt nhiều thành tựu nổi bật. Chương trình thám hiểm không gian được thực hiện từ năm 1992 thu được kết quả khả quan…
- Trong lĩnh vực đối ngoại Trung Quốc có nhiều thay đổi, Trung Quốc tiến hành bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…
6. Giải bài 6 trang 16 SBT Lịch sử 12
Hãy cho biết nét chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay. Chính sách đối ngọai nào của Trung Quốc có tác động tích cực, cũng như gây ra những khó khăn cho cách mạng Việt Nam
Phương pháp giải
Dựa vào mục II. Trung Quốc được trình bày ở SGK Lịch Sử 12 để đưa ra lựa chọn phù hợp
Gợi ý trả lời
- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam
- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
- Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).
- Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, nhưng đến nay Trung Quốc vẫn chưa kiểm soát được Đài Loan
* Chính sách đối ngoại tác động tích cực đối với cách mạng Việt Nam
- Việc Trung Quốc thực hiện bình thường hóa quan hệ Việt Nam giúp cho Việt Nam:
+ Nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc về mọi mặt: Kinh tế, xã hội...
+ Trung Quốc là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi đã công nhận nhà nước này.
+ Từ thập niên 60 đến thập niên 70 của thế kỷ 20, Trung Quốc với tư cách là hậu phương lớn của Việt Nam, đã chi viện toàn lực cho các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam, nhân dân hai nước kết tình hữu nghị sâu đậm.
* Chính sách đối ngoại gây khó khăn đối với cách mạng Việt Nam
- Do vị trí địa lí giữa hai nước gần nhau nên việc bành trướng lãnh thổ hay sự xâm nhập của văn hóa bản địa không tránh khỏi những lúc tranh chấp biên giới và sự xung đột văn hóa giữa hai nước....
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 12 Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh