Giải bài tập SBT Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc CTTG

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 11 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 11 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc CTTG

1. Giải bài 1 trang 73 SBT Lịch sử 11

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng

1. Tình hình chính trị Nhật Bản những năm 20 của thế kỉ XX là

A. Cải cách chính trị: ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới..

B. Kí kết các hiệp ước thân thiện với các nước láng giềng, giảm bớt căng thẳng quan hệ giữa các cường quốc khác.

C. Chính phủ Ta-na-ca - một phần tử quân phiệt đã thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến.

D. Cắt giảm ngân sách quốc phòng.

2. Khủng hoảng kinh tế của Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực

A. Công nghiệp nặng

B. Công nghiệp quân sự

C. Tài chính, ngân hàng

D. Nông nghiệp.

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã gây ra hậu quả gì cho xã hội Nhật Bản

A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém; công nhân thất nghiệp tới 3 triệu người.

B. Các ngân hàng bị phá sản.

C. Hàng hóa và nông phẩm sản xuất ra không xuất khẩu được.

D. Nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm.

4. Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương

A. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

B. thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít giống như nước Đức.

C. thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-đơ-ven.

D. thực hiện nền dân chủ, mở cửa, ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

5. Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc vào

A. tháng 9-1929.                                       

B. tháng 9-1931.

C. tháng 5-1932.                                      

D. tháng 6-1933.

6. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã diễn ra dưới 

A. Hình thức đấu tranh vũ trang.

B. Hình thức đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

C. Nhiều hình thức đấu tranh phong phú mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng cộng sản, dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

D. Sự kết hợp giữa quần chúng và quân đội chính phủ.

7. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

A. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước

B. góp phần đẩy nhanh quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước.

C. góp phần làm cho cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản trầm trọng hơn.

D. làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học về Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới để phân tích, đưa ra lựa chọn chính xác.

Gợi ý trả lời

1.C              2.D                  3.A

4.A               5.B                 6.C              7.A

2. Giải bài 2 trang 74 SBT Lịch sử 11

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng (1929 - 1933), giới cầm quyến Nhật Bản đã thực hiện những chính sách như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục II. Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản được trình bày ở SGK Lịch Sử 11 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật đã thực hiện quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.

+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

- Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.

3. Giải bài 3 trang 75 SBT Lịch sử 11

Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào? So sánh với quá trình phát xít hóa ở Đức.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới được trình bày ở SGK Lịch Sử 11 để tiến hành so sánh quá trình quân phiệt hóa và phát xít hóa ở Nhật Bản và Đức.

Gợi ý trả lời

* Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như sau:

- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xưi và Mít-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã thi hành một số chính sách xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.

- Tuy tiến lên chủ nghĩa tư bản, nhưng Nhật Bản vẫn duy trì thế lực của giới võ sĩ Samurai. Đây nhân tố quan trọng khiến cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản mang tính chất “phong kiến quân phiệt”.

* So sánh với quá trình phát xít hóa ở Đức:

- Ở Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị chuyển sang chế độ độ tài phát xít. Ở Nhật Bản, do tồn tại sẵn chế độ Thiên Hoàng, quá trình phát xít hóa chính ra quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

- Quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra trong thời gian ngắn hơn. Ở Nhật Bản quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập kỉ 30 thông qua những cuộc đảo chính giữa các tập đoàn tư bản và các thế lực quân phiệt của những người lao động diễn ra quyết liệt.

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM