Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SBT môn Lịch Sử 10 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

1. Giải bài 1 trang 118 SBT Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Quốc gia đầu tiên của người Việt cổ là

A. Văn Lang.             

B. Đại Cồ Việt.          

C. Âu Lạc.

D. Đại Việt.

2. Nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ là

A. văn minh lúa nước. 

B. văn minh công nghiệp.

C. văn minh nông nghiệp.

D. văn minh sông nước.

3. Người Việt cổ thời kì Văn Lang - Âu Lạc phát triển kinh tế

A. săn bắn, hái lượm

B. trồng trọt và chăn nuôi

C. nông nghiệp trồng lúa nước

D. nông nghiệp đa dạng

4. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là

A. văn minh sông Hồng.

B. văn minh sông Hồng, sông Cả, sông Mã.

C. văn minh phương Đông.

D. văn minh đồ đồng.

5. Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đại phương Bắc vào

A. thế kỉ I TCN.      

B. thế kỉ I.             

C. thế kỉ II TCN

D. thế kỉ II.

6. Đầu thế kỉ XV, người Việt đã lật đổ được ách đô hộ của

A. nhà Tần.           

B. nhà Đường.       

C. nhà Hán.

D. nhà Minh.

7. Quốc hiệu Đại Việt chính thức trở thành tên nước ta vào

A. năm 938.               

B. năm 1010.             

C. năm 968.

D. năm 1054.

8. Vào thế kỉ XV, hệ tư tưởng/tôn giáo được đề cao và chiếm địa vị độc tôn ở nước ta là

A. Phật giáo.         

B. Đạo giáo.          

C. Nho giáo

D. Thiên Chúa giáo.

9. Nơi phát triển thành một đô thị phồn thịnh với 36 phố phường là

A. Hội An.                

B. Vân Đồn.              

C. Phố Hiến.

D. Kẻ Chợ.

10. Nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời vào năm

A. 1010.                

B. 1054.         

C. 1050.      

D. 1070.

11. Sự ra đời của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện

A. hoàn chỉnh các kì thi năm 1396.

B. việc dựng bia Tiến sĩ năm 1484.

C. tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075.

D. lập Văn miếu năm 1070.

12. Nền văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa

A. Trung Quốc           

B. Ấn Độ                 

C. Champa

D. dân gian

13. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XVI.

B. Đầu thế kỉ XVII.

C. Đầu thế kỉ XVIII.

D. Giữa thế kỉ XVIII.

14. Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), tồn tại các chính quyền là

A. vua Lê, chúa Trịnh.

B. vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn.

C. Nam triều - Bắc triều; vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (Đàng Trong).

D. vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn.

15. Đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước sau gần hai thế kỉ bị chia cắt là

A. vua Lê, chúa Trịnh.

B. chúa Nguyễn. 

C. phong trào Tây Sơn.

D. nhà Nguyễn.

16. Từ triều đại nào lãnh thổ Việt Nam được mở rộng và hoàn chỉnh như ngày nay?

A. Lý - Trần       

B. Lê sơ       

C. Nguyễn        

D. Tây Sơn

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung các kiến thức đã học và phần nội dung về các thời kì xây dựng và phát triển đất nước được trình bày ở bài 27 SGK Lịch Sử 10 để phân tích và đưa ra câu trả lời đúng nhất.

Gợi ý trả lời

1A             2A               3C               4A

5C             6D               7D               8C

9D             10D             11C             12A

13D           14C             15C             16C

2. Giải bài 2 trang 120 SBT Lịch sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước ý sai. 

☐ Vào thế kỉ VII TCN, quốc gia đầu tiên của ngựời Việt cổ đã được hình thành.

☐ Nền văn minh của người Việt cổ là văn minh lúa nước.

☐ Nhân dân Âu Lạc đã phải đấu tranh chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc trong gần 1000 năm.

☐ Đầu thế kỉ X, nhân dân ta đã lật đổ chế độ đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ, độc lập.

☐ Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thế kỉ XV.

☐ Người “anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và sau đó là quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước và mục 2. Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc được trình bày ở bài 27 SGK Lịch Sử 10 để đưa ra lựa chọn đúng, sai cho phù hợp

Gợi ý trả lời

Đ Vào thế kỉ VII TCN, quốc gia đầu tiên của ngựời Việt cổ đã được hình thành.

Đ Nền văn minh của người Việt cổ là văn minh lúa nước.

Đ Nhân dân Âu Lạc đã phải đấu tranh chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc trong gần 1000 năm.

Đ Đầu thế kỉ X, nhân dân ta đã lật đổ chế độ đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ, độc lập.

Đ Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thế kỉ XV.

Đ Người “anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và sau đó là quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.

3. Giải bài 3 trang 120 SBT Lịch sử 10

Hãy điền mốc thời gian vào cột bên trái cho phù hợp với sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây.

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước được trình bày ở bài 27 SGK Lịch Sử 10 để lựa chọn mốc thời gian và sự kiện phù hợp.

Gợi ý trả lời

- Năm 938: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền

- Năm 1010: Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long

- Năm 968: Quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt.

- Năm 1054: Quốc hiệu Đại Việt được xác định.

- Năm 1070: Nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời.

- Năm 1672: Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Năm 1802: Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lập ra triều Nguyễn

- Năm 1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

4. Giải bài 4 trang 121 SBT Lịch sử 10

Thống kê các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2. Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc được trình bày ở bài 27 SGK Lịch Sử 10 để hoàn thành bảng thống kê.

Gợi ý trả lời

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM