Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 44: Rượu etylic

Dưới đây là Hướng dẫn giải SBT Hóa 9 Bài 44 Rượu etylic được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình Hóa học 9 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 44: Rượu etylic

1. Giải bài 44.1 trang 53 SBT Hóa học 9

A, B, C là ba hợp chất hữu cơ có công thức phân tử tương ứng là C2H6O, C3H8O, C4H10O. Hãy viết công thức cấu tạo của A, B, C biết cả ba chất đều tác dụng được với natri giải phóng hiđro.

Phương pháp giải

Xem lại tính chất hóa học của ancol.

Hướng dẫn giải

A, B, C tác dụng được với Na giải phóng hiđro. Vậy A, B, C có nhóm -OH trong phân tử.

Với C2H6O có 1 công thức cấu tạo:

CH3-CH2-OH

Với C3H8O có 2 công thức cấu tạo:

CH3-CH2-CH2-OH; CH3-CH(OH)-CH3

Với C4H8O có 4 công thức cấu tạo:

CH3-CH2-CH2-CH2-OH; CH3-CH2-CH(OH)-CH3;

CH3-CH(CH3)-CH2-OH; CH3-C(OH)(CH3)-CH3.

2. Giải bài 44.2 trang 53 SBT Hóa học 9

Nhận định nào sau đây đúng ?

A. Rượu 45° khi sôi có nhiệt độ không thay đổi.

B. Trong 100 gam rượu 45°, có 45 gam rượu và 55 gam H2O.

C. Natri có khả năng đẩy được tất cả các nguyên tử hiđro ra khỏi phân tử rượu etylic.

D. Trong rượu etylic, natri chỉ đẩy được nguyên tử hiđro trong nhóm -OH.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về rượu etylic.

Hướng dẫn giải

Nhận định đúng là: Trong rượu etylic, natri chỉ đẩy được nguyên tử hiđro trong nhóm -OH.

Đáp án D.

3. Giải bài 44.3 trang 53 SBT Hóa học 9

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau :

a)  Cho natri vào hỗn hợp rượu etylic và benzen.

b)  Cho natri vào rượu 45°.

Phương pháp giải

a) Na chỉ tác dụng với rượu etylic.

b) Na tác dụng với cả nước và rượu etylic.

Hướng dẫn giải

a) 2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2

Na + C6H6 → không phản ứng.

b) Na phản ứng với H2O trước :

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 Sau đó Na sẽ phản ứng với rượu:

2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H

4. Giải bài 44.4 trang 53 SBT Hóa học 9

Rượu etylic tan nhiều trong nước vì trong phân tử có

A. hai nguyên tử cacbon.

B. sáu nguyên tử hiđro.

C. nhóm -OH.

D. hai nguyên tử cacbon và sáu nguyên tử hiđro.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về rượu etylic

Hướng dẫn giải

Rượu etylic tan nhiều trong nước vì trong phân tử có nhóm -OH

Đáp án C.

5. Giải bài 44.5 trang 53 SBT Hóa học 9

Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O thu được 6,6 gam khí CO2 và 3,6 gam H2O.

a)  Hãy xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol phân tử của A là 60 gam/mol.

b)  Viết công thức cấu tạo có thể có của A, biết phân tử A có nhóm -OH.

c)   Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa A với Na.

Phương pháp giải

Lập công thức của A dựa vào tỉ lệ mol các nguyên tố C, H, O.

Viết các công thức cấu tạo và PTHH theo yêu cầu. 

Hướng dẫn giải

a) Gọi công thức của A là CxHyOz.

Đốt cháy 3 gam A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O.

Vậy mC trong 3 gam A là 6,6/44 x 12 = 1,8g

mH trong 3 gam A là 3,6/18 x 2 = 0,4g

Vậy trong 3 gam A có 3 - 1,8 - 0,4 = 0,8 (gam) oxi.

Ta có quan hệ:

60 gam A → 12x gam C → y gam H → 16z gam O

3 gam A → 1,8 gam C → 0,4 gam H → 0,8 gam O

→ x = 60 x 1,8 /36 = 3 ; y = 60 x 0,4/3 = 8

z = 60 x 0,8/48 = 1

Công thức của A là C3H8O.

b) Công thức cấu tạo của A có thể là:

CH3 - CH2 - CH2 - OH hoặc CH - CH(OH) - CH3

c) Phương trình hoá học của phản ứng giữa A với Na:

2CH3 - CH2 - CH2 - OH + 2Na → 2CH3 - CH2 - CH2 - ONa + H2

2CH3 - CH (CH3) - OH + 2Na → 2CH3 - CH (CH3) - ONa + H2 

6. Giải bài 44.6 trang 54 SBT Hóa học 9

Hỗn hợp X gồm rượu etylic và một rượu A có công thức CnH2n+1OH.

Cho 1,52 gam X tác dụng hết với Na thấy thoát ra 0,336 lít H2 (đktc). Biết tỉ lệ số mol của rượu etylic và rượu A trong hỗn hợp là 2 : 1.

a)  Xác định công thức phân tử của rượu A.

b)  Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi rượu trong X.

c)   Viết công thức cấu tạo của X.

Phương pháp giải

- Đặt số mol rượu etylic trong hỗn hợp là 2x thì số mol rượu CnH2n+1OH là x

- Viết và tính toán theo PTHH, dựa váo số mol H2 để tìm x; dựa vào khối lượng để tìm n.

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 ↑   (1) 

2CnH2n+1OH + 2Na → 2CnH2n+1ONa + H2 ↑    (2) 

- Tính thành phần phần trăm khối lượng dựa vào công thức:  

Hướng dẫn giải

a) Phương trình hoá học của phản ứng giữa X với Na

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 ↑   (1) 

2CnH2n+1OH + 2Na → 2CnH2n+1ONa + H2 ↑   (2) 

Đặt số mol rượu etylic trong hồn hợp là 2x.

Theo đề bài: số mol rượu CnH2n+1OH là x.

Theo phương trình (1), (2) ta có :

Số mol H2 = x + x/2 = 3x/2

Theo đề bài số mol H2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol

→ 3x : 2 = 0,015 → x= 0,01 mol

Vậy mC2H5OH = 2x.46 = 2.0,01.46 = 0,92g

→ mCnH2n+1OH = 1,52 - 0,92 = 0,6

Ta có : x(14n + 1 + 17) = 0,6.

Hay 0,01(14n + 18) = 0,6 ⇒ n = 3.

Rượu A có công thức C3H7OH.

b) Phần trăm khối lượng của C2H5OH: 0,92/1,52 x 100% = 60,53%

Phần trăm khối lượng của C3H7OH : 100% - 60,53% = 39,47%.

7. Giải bài 44.7 trang 54 SBT Hóa học 9

Hai chất hữu cơ A, B có cùng công thức phân tử. Đốt cháy  hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp A, B thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A, B. Biết trong phân tử A, B chứa một nguyên tử oxi.

Cho 7,4 gam hỗn hợp A, B tác dụng với Na dư sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy tạo ra 0,672 lít khí H2 ở đktc. Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B.

Phương pháp giải

Lập công thức phân tử dựa vào tỉ lệ mol giữa các nguyên tố C, H, O và trong phân tử chỉ có 1 nguyên tử O. Hợp chất hữu cơ có chứa nhóm OH có thể tác dụng với Na thu được khí H2.

Hướng dẫn giải

Gọi công thức phân tử của A, B là CxHyO

Phương trình hoá học:

CxHyO + (x +y/4 -1/2)O2 → xCO2 + y/2 H2O

nCO2 = 17,6 : 44 = 0,4 mol; nH2O = 9 : 18 = 0,5 mol (1)

mC = 0,4.12 = 4,8 gam; mH = 0,5.2 = 1g (2)

Từ (1), (2)

→ x : y : 1 = 4,8/12 : 1/1 : 1,6/16 = 0,4 : 1 : 0,1

Vậy mO = 7,4 - 4,8 - 1,0 = 1,6 (gam)

⇒ Công thức phân tử của A, B là C4H10O.

Ta có MA,B = 74 (g/mol)

nA,B = 7,4 : 74 = 0,1 mol

Khi phản ứng với Na có khí bay ra → trong A, B có nhóm OH.

Phương trình hoá học :

C4H9OH + Na → C4H9ONa + 1/2H2

Vậy số mol có nhóm OH là 2nH2 = 2. 0,672/22,4 = 0,06 < nA,B

Trong A, B có 1 chất không có nhóm OH → Cấu tạo tương ứng là

CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - OH; CH3 - CH(CH3) - CH2OH; CH3 - CH2 - CH(OH) - CH3; CH3 - C(CH3)2 - OH

Chất không có nhóm OH:

CH3 - CH2 - CH2 - O - CH3; CH3 - CH(CH3) - O - CH3; CH3 - CH2 - O - CH2 - CH3

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM