Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 44: Anđehit - Xeton

Lời giải chi tiết và chính xác cho 12 bài tập trang 66,67 SBT Hóa lớp 11 đã được eLib sưu tầm và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em học tập thật tốt chuyên đề Anđehit - Xeton. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới.

Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 44: Anđehit - Xeton

1. Giải bài 9.1 trang 66 SBT Hóa học 11

Trong các chất có công thức cấu tạo ghi ở dưới đây, chất nào không phải là anđehit ?

A. H - CH = O   

B. O = CH - CH = O

C. CH- CO - CH 

D. CH3 - CH = O

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Anđehit - Xeton

Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm CH= O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro nên có công thức tổng quát là: R(CHO)n.

- Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –C=O- liên kết trực tiếp với hai gốc hiđrocacbon R và R' nên có công thức tổng quát là RCOR’

Hướng dẫn giải

CH3 - CO - CHlà xeton 

Đáp án C

2. Giải bài 9.2 trang 66 SBT Hóa học 11

Tên đúng của chất CH3 - CH2 - CH- CHO là:

A. propan-1-al

B. propanal

C. butan-1-al

D. butanal

Phương pháp giải

- Danh pháp thay thế: tên của hiđrocacbon tương ứng với mạch chính+ al

- Danh pháp thông thường: anđehit + tên axit tương ứng

Hướng dẫn giải

Tên đúng của chất CH3 - CH2 - CH2 - CHO là butanal.

Đáp án D

3. Giải bài 9.3 trang 66 SBT Hóa học 11

Anđehit propionic có công thức cấu tạo nào trong số các công thức dưới đây?

A. CH3 - CH2 - CH2 - CHO.

B. CH3 - CH2 - CHO.

C. CH3-CH(CH3)-CHO

D. HCOOCH2CH3 

Phương pháp giải

- Danh pháp thông thường: anđehit + tên axit tương ứng

Hướng dẫn giải

Anđehit propionic có công thức cấu tạo là CH3 - CH2 - CHO

Đáp án B

4. Giải bài 9.4 trang 66 SBT Hóa học 11

Chất CH3-CH2-CH2-CO-CHcó tên là gì?

A. pentan-4-on.

B. pentan-4-ol.

C. pentan-2-on.

D. pentan-2-ol.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Anđehit - Xeton

- Tên thay thế  = Tên HC tương ứng + on

- Tên gốc - chức = Tên gốc hydrocacbon + xêtôn

Hướng dẫn giải

Chất CH3-CH2-CH2-CO-CH3 có tên là pentan-2-on.

Đáp án C

5. Giải bài 9.5 trang 66 SBT Hóa học 11

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Anđehit và xeton đều làm mất màu nước brọm.

B. Anđehit và xeton đều không làm mất màu nước brom.

C. Xeton làm mất màu nước brom còn anđehit thì không.

D. Anđehit làm mất màu nước brom còn xeton thì không.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Anđehit - Xeton

Cấu trúc: Anđehit, xeton đều có nhóm – CO- gọi là nhóm cacbonyl trong phân tử.

Liên kết đôi C=O gồm một liên kết δ và một liên kết π kém bền hơn, tương tự liên kết đôi C=C trong phân tử anken

Hướng dẫn giải

Anđehit làm mất màu nước brom còn xeton thì không.

Đáp án D

6. Giải bài 9.6 trang 67 SBT Hóa học 11

Phản ứng CH3-CH2-OH + CuO → CH3-CHO + Cu + H2O thuộc loại phản ứng nào cho dưới đây ?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Không thuộc cả 3 loại phản ứng đó.

Phương pháp giải

Phản ứng tách:

R(CH2OH)x + xCuO → R(CHO)x + xCu + xH2O

Hướng dẫn giải

Phản ứng CH3-CH2-OH + CuO → CH3-CHO + Cu + H2O thuộc loại phản ứng tách.

Đáp án C

7. Giải bài 9.7 trang 67 SBT Hóa học 11

Anđehit benzoic C6H5-CHO tác dụng với kiềm đậm đặc theo phương trình hoá học sau :

2C6H5CHO (anđehit benzoic) + KOH → C6H5COOK (kali benzoat) + C6H5CH2OH (ancol benzylic)

Trong phản ứng này thì

A. anđehit benzoic chỉ bị oxi hoá.

B. anđehit benzoic chỉ bị khử.

C. anđehit benzoic không bị oxi hoá, không bị khử.

D. anđehit benzoic vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

Phương pháp giải

Xác định số oxi hóa của nguyên tố trước và sau phản ứng → Kết luận.

Hướng dẫn giải

2C6H5CHO (anđehit benzoic) + KOH → C6H5COOK (kali benzoat) + C6H5CH2OH (ancol benzylic) trong phản ứng này thì anđehit benzoic vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

Đáp án D

8. Giải bài 9.8 trang 67 SBT Hóa học 11

Viết công thức cấu tạo và tên tất cả các anđehit và các xeton có cùng công thức phân tử C5H10O.

Phương pháp giải

- Anđehit:

Tên thay thế = Tên HC mạch chính + al

- Xeton:

+ Tên thay thế  = Tên HC tương ứng + on

+ Tên gốc - chức = Tên gốc hydrocacbon + xêton

Hướng dẫn giải

Các anđehit:

CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CHO (pentanal)

CH- CH2 - CH(CH3) - CHO (2-metylbutanal)

CH- CH(CH3) - CH- CHO (3-metylbutanal)

CH3 - C(CH3)2 - CHO (2,2-đimetylpropanal)

Các xeton:

CH3 - CH2 - CH2 - CO - CH3 (pentan-2-on)

CH3 - CH2 - CO - CH2 - CH3 (pentan-3-on)

CH- CH(CH3) - CO - CH3 (3-metylbutan-2-ol)

9. Giải bài 9.9 trang 67 SBT Hóa học 11

Viết các phương trình hoá học của quá trình điều chế anđehit axetic xuất phát từ mỗi hiđrocacbon sau đây:

1. axetilen    

2. etilen  

3. etan   

4. metan

Phương pháp giải

Học sinh tổng hợp kiến thức về các hợp chất có liên quan để viết PTHH.

Hướng dẫn giải

1. CH ≡ CH + H2O → CH3-CHO  (đk: HgSO4, 80oC) 

2. 2CH2 = CH2 + O2 (to, xt) → 2CH3 − CHO

3. CH3 − CH3 → CH2 = CH2 + H2  (đk: 150oC, xt) 

2CH2 = CH2 + O2 (to, xt) → 2CH3 − CHO

4. 2CH4 → CH ≡ CH + 3H2  (đk:1500oC

CH ≡ CH + H2O → CH3-CHO  (đk: HgSO4, 80oC) 

10. Giải bài 9.10 trang 67 SBT Hóa học 11

Chất A là một anđehit đơn chức. Cho 10,50g A tham gia hết vào phản ứng tráng bạc. Lượng bạc tạo thành được hoà tan hết vào axit nitric loãng làm thoát ra 3,85 lít khí NO (đo ở 27,3oC và 0,80 atm). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên chất A.

Phương pháp giải

- Đổi thể tích khí NO về đktc  theo công thức: \({V_o} = \dfrac{{pV}}{T}.\dfrac{{{T_o}}}{{{p_o}}}\)

- Viết PTHH: 

R - CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

- Tính theo PTHH →  R

- Viết CTCT và gọi tên A.

Hướng dẫn giải

Đổi thể tích khí NO về đktc :

\({V_o} = \dfrac{{pV}}{T}.\dfrac{{{T_o}}}{{{p_o}}} = \dfrac{{0,8.3,85}}{{300,3}}.\dfrac{{273}}{1} = 2,8(l)\)

R - CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Số mol Ag = 3.số mol NO = 3.\(\dfrac{{2,8}}{{22,4}}\) = \({{{3,75.10}^{ - 1}}}\) (mol).

Số mol RCHO = \(\dfrac{1}{2}\)Số mol Ag = \(\dfrac{{{{3,75.10}^{ - 1}}}}{2}\)                .

Khối lượng của 1 mol RCHO = \(\dfrac{{10,5.2}}{{{{3,75.10}^{ - 1}}}}\) = 56 (g).

RCHO = 56 → R = 56 - 29 = 27 → R là -C2H3

CTPT là C3H4O.

CTCT là CH2 = CH - CHO (propenal).

11. Giải bài 9.11 trang 67 SBT Hóa học 11

Để đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 3,08 lít O2. Sản phẩm thu được chỉ gồm có 1,80 g H2O và 2,24 lít CO2. Các thể tích khí đo ở đktc.

1. Xác định công thức đơn giản nhất của A.

2. Xác định công thức phân tử của A, biết rằng tỉ khối hơi của A đối với oxi là 2,25.

3. Xác định công thức cấu tạo có thể có của chất A, ghi tên tương ứng, biết rằng A là hợp chất cacbonyl.

Phương pháp giải

1. Áp dụng ĐLBTKL, tính \({m_A} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_{{O_2}}}\)

- Tính khối lượng C, H, O có trong A.

- Lập tỉ lệ các nguyên tố C, H, O → CTĐGN

2. Tính phân tử khối của A dựa vào tỉ khối hơi

3. Viết CTCT và gọi tên A.

Hướng dẫn giải

1. Theo định luật bảo toàn khối lượng :

\({m_A} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_{{O_2}}} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}}.44 + 1,8 - \dfrac{{3,08}}{{22,4}}.32\) = 1,8 (g)

Khối lượng C trong 1,8 g A là : \(\dfrac{{12.2,24}}{{22,4}}\) = 1,2 (g).

Khối lượng H trong 1,8 g A là : \(\dfrac{{2.1,8}}{{18}}\) = 0,2 (g).

Khối lượng O trong 1,8 g A là : 1,8 - 1,2 - 0,2 = 0,4 (g).

Công thức chất A có dạng CxHyOz :

x : y : z = \(\dfrac{{1,2}}{{12}}:\dfrac{{0,2}}{1}:\dfrac{{0,4}}{{16}}\) = 0,1 : 0,2 : 0,025 = 4:8:1

CTĐGN là C4H8O

2. MA = 2,25.32 = 72 (g/mol)

→ CTPT trùng với CTĐGN : C4H8O.

3. Các hợp chất cacbonyl C4H8O :

 (butanal)

  (2-metylpropanal )

 (butan-2-ol )

12. Giải bài 9.12 trang 68 SBT Hóa học 11

Hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ A, B và C là 3 đồng phân của nhau. A là anđehit đơn chức, B là xeton và C là ancol. Đốt cháy hoàn toàn 1,45 g hỗn hợp M, thu được 1,68 lít khí CO2 (đktc) và 1,35 g H2O. Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của A, B và C.

Phương pháp giải

- A, B và C có công thức phân tử CxHyO

- Viết PTHH: \({C_x}{H_y}O + (x + \dfrac{y}{4} - \dfrac{1}{2}){O_2} \to xC{O_2} + \dfrac{y}{2}{H_2}O\)

- Dựa vào dữ kiện đề bài và PTHH → x, y → CTPT.

- Viết CTCT của A, B, C.

Hướng dẫn giải

Ba chất A, B, C là đồng phân nên có CTPT giống nhau. A là anđehit đơn chức nên phân tử A chỉ có 1 nguyên tử oxi. Vậy A, B và C có công thức phân tử CxHyO. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M :

\({C_x}{H_y}O + (x + \dfrac{y}{4} - \dfrac{1}{2}){O_2} \to xC{O_2} + \dfrac{y}{2}{H_2}O\)

Theo phương trình : (12x + y + 16) g M tạo ra x mol CO2 và \(\dfrac{y}{2}\) mol \({H_2}O\)

Theo đầu bài : 1,45 g M tạo ra \(\dfrac{1,68}{22,4}\) mol CO2 và \(\dfrac{1,35}{18}\) mol \({H_2}O\)

\(\dfrac{{12{\rm{x}} + y + 16}}{{1,45}} = \dfrac{x}{{0,075}} = \dfrac{y}{{0,15}}\)

→ x = 3 ; y = 6.

CTPT của A, B và C là C3H6O.

A là  (propanal)

B là  (propanon hay axeton) ;

C là CH2 = CH - CH2 - OH (propenol).

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM