Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 26: Xicloankan
Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập của bài Xicloankan với cách làm đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh
Mục lục nội dung
1. Giải bài 5.18 trang 38 SBT Hóa học 11
Mỗi nhận xét dưới đây đúng hay sai ?
1. Các monoxicloankan đều có công thức phân tử CnH2n.
2. Các chất có công thức phân tử CnH2n đều là monoxicloankan.
3. Các xicloankan đều chỉ có liên kết đơn.
4. Các chất chỉ có liên kết đơn đều là xicloankan.
Phương pháp giải
Xem lại lí thuyết về Xicloankan
Hướng dẫn giải
1 - Đúng.
2 - Sai.
3 - Đúng.
4 - Sai.
2. Giải bài 5.19 trang 38 SBT Hóa học 11
Hợp chất dưới đây có tên là gì?
A. 1-etyl-4,5-đimetylxiclohexan.
B. 1-etyl-3,4-đimetylxiclohexan.
C. 1,2-đimetyl-4-etylxiclohexan.
D. 4-etyl-1,2-đimetylxiclohexan.
Phương pháp giải
Xem lại lí thuyết về cách gọi tên Xicloankan
Tên của các xicloankan đơn vòng không nhánh được gọi bằng cách ghép từ xiclo vào tên của ankan mạch không nhánh có cùng số nguyên tử cacbon.
Hướng dẫn giải
Hợp chất
Có tên là 4-etyl-1,2-đimetylxiclohexan.
Đáp án cần chọn là D.
3. Giải bài 5.20 trang 38 SBT Hóa học 11
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Xiclohexan vừa có phản ứng thế, vừa có phản ứng cộng.
B. Xiclohexan không có phản ứng thế, không có phản ứng cộng.
C. Xiclohexan có phản ứng thế, không có phản ứng cộng.
D. Xiclohexan không có phản ứng thế, có phản ứng cộng.
Phương pháp giải
Xem lại lí thuyết về Xicloankan
Xicloankan có phản ứng thế, phản ứng oxi hóa, phản ứng cộng mở vòng, Tuy nhiên, xicloankan có vòng 5, 6 cạnh trở lên không có phản ứng cộng mở vòng.
Hướng dẫn giải
Xiclohexan có phản ứng thế, không có phản ứng cộng.
→ Đáp án cần chọn là C.
4. Giải bài 5.21 trang 38 SBT Hóa học 11
Viết công thức cấu tạo của:
1. 1,1-đimetylxiclopropan;
2. 1-etyl-1-metylxiclohexan;
3. 1-metyl-4-isopropylxiclohexan.
Phương pháp giải
Xem lại lí thuyết về Xicloankan
Hướng dẫn giải
1.
2.
3.
5. Giải bài 5.22 trang 38 SBT Hóa học 11
Một monoxiclohexan có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 3.
1. Xác định công thức phân tử của xicloankan đó.
2. Viết công thức cấu tạo và tên tất cả các xicloankan ứn
Phương pháp giải
1. Công thức tổng quát của xicloankan là: CnH2n
Dựa vào tỉ khối hơi → tìm được n → CTPT cần tìm.
2. Xem lại lí thuyết về Xicloankan để viết các CTCT.
Hướng dẫn giải
CnH2n = 28.3 = 841
4n = 84 ⇒ n = 6
CTPT: C6H12
Các CTCT:
6. Giải bài 5.23 trang 38 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một monoxicloankan. Tỉ khối của A đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy hoàn toàn 2,58 g A rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 g kết tủa. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí A.
Phương pháp giải
- Giả sử trong 2,58 g hỗn hợp A có x mol \({C_n}{H_{2n + 2}}\) (n > 1) và y mol \({C_m}{H_{2m}}\) (m > 3).
- Viết các PTHH:
\({C_n}{H_{2n + 2}} + \dfrac{{3n + 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\)
\({C_m}{H_{2m}} + \dfrac{{3n}}{2}{O_2} \to mC{O_2} + m{H_2}O\)
\(C{O_2} + Ba{(OH)_2} \to BaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\)
- Lập phương trình từ đó tìm x, y, n, m.
Hướng dẫn giải
Giả sử trong 2,58 g hỗn hợp A có x mol \({C_n}{H_{2n + 2}}\) (n > 1) và y mol \({C_m}{H_{2m}}\) (m > 3). Vì \(\overline {{M_A}} \) = 25,8 x 2 (g/mol) nên :
\(x + y = \dfrac{{2,58}}{{25,8.2}} = 0,05(1)\)
\({C_n}{H_{2n + 2}} + \dfrac{{3n + 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\)
x mol nx mol
\({C_m}{H_{2m}} + \dfrac{{3n}}{2}{O_2} \to mC{O_2} + m{H_2}O\)
y mol my mol
\(C{O_2} + Ba{(OH)_2} \to BaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\)
Số mol CO2 = Số mol BaCO3= \(\dfrac{{35,46}}{{197}}\) = 0,18 (mol)
→ nx + my = 0,18 (2)
Khối lượng hỗn hợp A :
(14n + 2)x + 14my = 2,58 (3)
→ 14(nx + my) + 2x = 2,58 => 2x = 2,58 - 14 X 0,18
→ x = 0,03 ; y = 0,05 - 0,03 = 0,02
Thay giá trị của x và y vào (2) ta có 0,03n + 0,02m = 0,18
→ 3n + 2m = 18 → 3n = 18 - 2m
→ n = 6 - \(\dfrac{{3m}}{2}\)
Nghiệm thích hợp là m = 3 ; n = 4.
Nghiệm m = 6 và n = 2 phải loại vì C6H12 là chất lỏng (ts = 81°C).
% về thể tích của C4H10 : \(\dfrac{{0,03}}{0,05}\). 100% = 60,0%
% về thể tích của C3H6 : 100% - 60% = 40,0% thể tích hỗn hơp A.
7. Giải bài 5.24 trang 38 SBT Hóa học 11
Chất khí A là một xicloankan. Khi đốt cháy 672 ml A (đktc), thì thấy khối lượng CO2 tạo thành nhiều hơn khối lượng nước tạo thành 3,12 g.
1. Xác định công thức phân tử chất A.
2. Viết công thức cấu tạo và tên các xicloankan ứng với công thức phân tử tìm được.
3. Cho chất A qua dung dịch brom, màu của dung dịch mất đi. Xác định công thức cấu tạo đúng của chất A.
Phương pháp giải
1. Viết PTHH: \({C_n}{H_{2n}} + \dfrac{{3n}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O\)
Dựa vào PTHH → n → CTPT A
2. Xem lại lí thuyết về Xicloankan để viết CTCT của A.
3. Chất A làm mất màu nước brom, vậy A phải có vòng ba cạnh.
Hướng dẫn giải
1. \({C_n}{H_{2n}} + \dfrac{{3n}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O\)
Khi đốt 1 mol CnH2n, khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước 26n gam.
Khi đốt 0,03 mol CnH2n, khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước 3,12 g.
\(\dfrac{1}{{0,03}} = \dfrac{{26n}}{{3,12}} \Rightarrow n = 4\)
CTPT của khí A là \({C_4}{H_8}\)
2. Các CTCT
3. Chất A làm mất màu nước brom, vậy A phải có vòng ba cạnh, chất A là metylxiclopropan.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 25: Ankan
- doc Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan