Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nhằm mục đích kiểm tra kiến thức về Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cũng như cách vận dụng tích chất để giải bài tập. eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập dưới đây. Với các bài tập có phương pháp và lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Giải bài 10.1 trang 24 SBT Hóa học 10

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm

A.IIIA.    

B. VA.

C. VIIA.    

D.IA.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm IA.

→ Chọn D

2. Giải bài 10.2 trang 24 SBT Hóa học 10

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là nhóm

A. IA.                      

B. IIA .                       

C.VIIA.                    

D. VA.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là nhóm VIIA.

→ Chọn C

3. Giải bài 10.3 trang 24 SBT Hóa học 10

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (không kể nguyên tố franxi, không bền) thì

a) nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là

A. hiđro (H).                      

B. beri (Be).

C. xesi (Cs).                      

D. photpho (P).

b) nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

A. flo (F).                       

B. brom (Br) 

C. photpho (P).              

D. iot (I).

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Trong 1 nhóm, theo chiều tăng ĐTHN tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần

Trong 1 chu kì, theo chiều tăng ĐTHN tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

a) Kim loại mạnh nhất thuộc chu kì cuối của nhóm IA là xesi (Cs)

→ Chọn C

b) Phi kim mạnh nhất thuộc  chu kì 2 nhóm VIIA là flo (F)

→ Chọn A

4. Giải bài 10.4 trang 25 SBT Hóa học 10

Cho 0,64 g hỗn hợp hai kim loại X, Y (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì kế tiếp) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 448 ml H(đktc). Hai kim loại là

A. canxi và magie

B. magie và beri

C. canxi và beri

D. canxi và kali

Phương pháp giải

Coi hỗn hợp kim loại X, Y là chất tương đương \(\overline M \)

\(\begin{array}{l}
\bar M + 2HCl \to \bar MC{l_2} + {H_2}\\
0,02mol{\rm{        }} \leftarrow {\rm{  0,02mol}}\\
 \Rightarrow \bar M = \frac{{0,64}}{{0,02}} = 32
\end{array}\)

→ Hai kim loại

Hướng dẫn giải

Coi hỗn hợp kim loại X, Y là chất tương đương \(\overline M \)

\(\begin{array}{l}
\bar M + 2HCl \to \bar MC{l_2} + {H_2}\\
0,02mol{\rm{        }} \leftarrow {\rm{  0,02mol}}\\
 \Rightarrow \bar M = \frac{{0,64}}{{0,02}} = 32
\end{array}\)

→ MX < 32 < MY → MX = 24 (Mg), MY = 40 (Ca)

→ Chọn A.

5. Giải bài 10.5 trang 25 SBT Hóa học 10

Nguyên tử X có số thứ tự là 20, thuộc chu kì 4, nhóm IIA.

a) Hãy cho biết số proton, số electron trong một nguyên tử X.

b) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X.

c) Nguyên tử X có mấy lớp electron và bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ?

Phương pháp giải

a) Số thứ tự = số p = số e 

b) Dựa vào quy tắc viết cấu hình e 

c) Dựa vào cấu hình e để xác định.

Hướng dẫn giải

a) Số proton là 20, số electron là 20.

b) X : 1s22s22p63s23p64s2

c) Có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron.

6. Giải bài 10.6 trang 25 SBT Hóa học 10

Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử :1s22s22p63s23p2

a) Hãy cho biết số proton có trong nguyên tử, số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

b) Hãy cho biết số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng.

c) Nguyên tố X thuộc chu kì thứ mấy và thuộc nhóm nào ?

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

a) Số proton là 14, số thứ tự là 14.

b) Nguyên tử có 3 lớp, lớp ngoài cùng có 4 electron.

c) Nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IVA.

7. Giải bài 10.7 trang 25 SBT Hóa học 10

a) Hãy so sánh tính kim loại của magie (Mg), Z = 12, với nguyên tố đứng trước: natri (Na), Z = 11, và nguyên tố đứng sau: nhôm (Al), Z = 13.

b) Hãy so sánh tính kim loại của magie (Mg), Z = 12, với nguyên tố đứng trên (trong cùng một nhóm): beri (Be), Z = 4, và nguyên tố đứng dưới: canxi (Ca), Z = 20.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

a) Magie (Mg) có tính kim loại yếu hơn tính kim loại của natri (Na) đứng trước và mạnh hơn tính kim loại của nhôm (Al) đứng sau.

b) Magie (Mg) có tính kim loại yếu hơn tính kim loại của canxi (Ca) đứng dưới và mạnh hơn tính kim loại của beri (Be) đứng trên.

8. Giải bài 10.8 trang 25 SBT Hóa học 10

Nguyên tố X hoá hợp với H cho hợp chất XH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng.

a) Tính số khối của X (coi số khối trùng với nguyên tử khối).

b) X là nguyên tố nào ?

Phương pháp giải

Vì nguyên tố X hợp với hiđro cho hợp chất XH4 nên nguyên tố đó thuộc nhóm IVA. Oxit cao nhất của nó sẽ là XO2

Theo đề bài ta có: \(\dfrac{{{m_O}}}{{{m_{XO_2}}}} = \dfrac{{53,3}}{{100}}\)

→ \(\dfrac{{16 \times 2}}{{X + 16 \times 2}} = \dfrac{{53,3}}{{100}}\)

Hướng dẫn giải

a) Vì nguyên tố X hợp với hiđro cho hợp chất XH4 nên nguyên tố đó thuộc nhóm IVA. Oxit cao nhất của nó sẽ là XO2

Theo đề bài ta có: \(\dfrac{{{m_O}}}{{{m_{XO_2}}}} = \dfrac{{53,3}}{{100}}\)

 (\({m_O}\) là khối lượng của nguyên tố O, \(m_{XO_2}\) là khối lượng của  \(XO_2\)).

Nguyên tử khối của oxi là 16. Gọi X là nguyên tử khối của X, ta sẽ có :

\(\dfrac{{16 \times 2}}{{X + 16 \times 2}} = \dfrac{{53,3}}{{100}}\)

 Từ đó ta có : 53,3.(x+32)=100.32

 \(X + 32 = \dfrac{{100 \times 32}}{{53,3}} = 60\)

Nguyên tử khối của X : X = 60 - 32 = 28.

b) X thuộc nhóm IVA, có số khối là 28. Vậy nguyên tố đó là silic (Si)

9. Giải bài 10.9 trang 25 SBT Hóa học 10

Nguyên tố X có hóa trị cao nhất trong oxit là a và hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là b. Nêu mối quan hệ giữa a và b.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Mối quan hệ giữa hai hóa trị của nguyên tố X là: a + b = 8

10. Giải bài 10.10 trang 26 SBT Hóa học 10

Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức là R2O5 (A). Trong hợp chất với hiđro (B), R chiếm 82,35% về khối lượng. Xác định nguyên tố R và các công thức A, B.

Phương pháp giải

Oxit cao nhất là R2O→ hợp chất với hiđro là RH3 

Ta có: \(\dfrac{R}{{R + 3}} = \dfrac{{82,35}}{{100}} \Rightarrow R\)

Hướng dẫn giải

Oxit cao nhất là R2O→  hợp chất với hiđro là RH3 

Ta có: \(\dfrac{R}{{R + 3}} = \dfrac{{82,35}}{{100}} \Rightarrow R = 14 (N)\)

A: N2O5, B: NH3

11. Giải bài 10.12 trang 26 SBT Hóa học 10

Nguyên tố Y thuộc nhóm VIA, oxit cao nhất của Y là A, hợp chất khí của Y với hiđro là B. Tỉ khối của B so với A là 0,425. Tìm Y, A, B.

Phương pháp giải

Y thuộc nhóm VIA → A: YO3, B: H2Y

\({d_{B/A}} = \dfrac{{Y + 2}}{{Y + 48}} = 0,425 \Rightarrow Y\)

Hướng dẫn giải

Y thuộc nhóm VIA → A: YO3, B: H2Y

\({d_{B/A}} = \dfrac{{Y + 2}}{{Y + 48}} = 0,425 \Rightarrow Y = 32 (S)\)

A: SO3, B: H2S

12. Giải bài 10.12 trang 26 SBT Hóa học 10

Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X là [Ne] 3s23p1

Cho biết vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn. X là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Cấu hình e đầy đủ của X :1s22s22p63s23p1 → Z = 13 = STT, chu kì 3 (có 3 lớp e), nhóm IIIA, (có 3e lớp ngoài cùng, là nguyên tố p), kim loại.

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM