Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử
Hướng dẫn Giải bài tập SBT Hóa học 10 Bài 1 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập về thành phần nguyên tử và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1.1 trang 3 SBT Hóa học 10
2. Giải bài 1.2 trang 3 SBT Hóa học 10
3. Giải bài 1.3 trang 3 SBT Hóa học 10
4. Giải bài 1.4 trang 4 SBT Hóa học 10
5. Giải bài 1.5 trang 4 SBT Hóa học 10
6. Giải bài 1.6 trang 4 SBT Hóa học 10
7. Giải bài 1.7 trang 4 SBT Hóa học 10
8. Giải bài 1.8 trang 4 SBT Hóa học 10
9. Giải bài 1.9 trang 4 SBT Hóa học 10
1. Giải bài 1.1 trang 3 SBT Hóa học 10
Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng :
mBe = 9,012u; mO =15,999u.
Khối lượng nguyên tử beri và oxi tính theo g lần lượt là
A. 14,964.10-24g và 26.566.10-24g
B. 26,566.10-24g và 14,964.10-4g
C. 15.10-24g và 26.10-24g
D. 9g và 16g
Phương pháp giải
Ta có: 1u = 1,6605.10-24 gam
Hướng dẫn giải
Ta có: 1u = 1,6605.10-24 gam
mBe = 9,012u = 9,012.1,6605.10-24 gam = 14,964.10-24 gam
mO = 15,999u = 15,999.1,6605.10-24 gam = 26,566.10-24 gam
→ Chọn A
2. Giải bài 1.2 trang 3 SBT Hóa học 10
Trong nguyên tử, hạt mang điện dương là
A. electron
B. proton
C. nơtron
D. proton và nơtron
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết cấu tạo nguyên tử
Hướng dẫn giải
Hạt mang điện tích dương trong nguyên tử là proton.
⇒ Chọn B
3. Giải bài 1.3 trang 3 SBT Hóa học 10
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử hiđro có 1 proton
B. Hạt nhân nguyên tử hiđro chỉ có 1 proton, không có nơtron
C. Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hidro đều có proton và nơtron
D. Hạt nhân nguyển tử của các đồng vị của hiđro đều có nơtron
Phương pháp giải
Nguyên tử H có 1 proton và 1 electron.
Hướng dẫn giải
Hạt nhân nguyên tử hiđro chỉ có 1 proton, không có nơtron.
→ Đáp án B
4. Giải bài 1.4 trang 4 SBT Hóa học 10
Khối lượng riêng của natri kim loại bằng 0,97 g/cm3. Trong tinh thể kim loại natri, các nguyên tử chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe rỗng. Bán kính nguyên tử Natri gần bằng
A. 189 pm.
B. 266 pm.
C. 170 pm.
D. 250 pm.
Phương pháp giải
\({d_{Na}} = 0,97\,\,g/c{m^3};{M_{Na}} = 22,99\,\,g/mol \to {V_{tinh\,\,the}} = \dfrac{{{M_{Na}}}}{{{d_{Na}}}}\)
Mà trong tinh thể kim loại, các nguyên tử chiếm 74% thể tích \( \to {V_{1\,\,mol\,\,Na}} = 0,74.{V_{tinh\,\,the}}\)
Lại có 1 mol Na = 6,022.1023 nguyên tử Na \( \to {V_{1\,\,nguyen\,\,tu\,\,Na}} = \dfrac{{{V_{1\,\,mol\,\,Na}}}}{{6,{{022.10}^{23}}}}\)
Mà \({V_{1\,\,nguyen\,\,tu\,\,Na}} = \dfrac{4}{3}.\pi .{r^3}\)
→ r = ?
Hướng dẫn giải
dNa= 0,97g/cm3; MNa = 22,99g/mol
→ \({V_{tinhthe}} = \frac{{{M_{Na}}}}{{{d_{Na}}}} = \frac{{22,99}}{{0,97}} = 23,7c{m^3}\)
Mà trong tinh thể kim loại, không gian trống chiếm 26% thể tích
→V1 molNa = 0,74.Vtinhthe = 0,74.23,7 = 17,54cm3
Lại có 1 mol Na = 6,022.1023 nguyên tử Na
\( \to {V_{1{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} nguyentu}} = \frac{{{V_{1{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} molNa}}}}{{6,{{022.10}^{23}}}} = \frac{{17,54}}{{6,{{022.10}^{23}}}}\)
= 29,12.10-24
Mà \({V_{1\,\,\,nguyentu}}{\,_{Na}} = \frac{4}{3}.\pi .{r^3}\)
\(\frac{4}{3}.\pi .{r^3} = 29,{123.10^{ - 24}}\)
r = 189.10−10
Chọn A.
5. Giải bài 1.5 trang 4 SBT Hóa học 10
Theo định nghĩa, số Avogađro là một số bằng số nguyên tử đồng vị cacbon-12 có trong 12 g đồng vị cacbon-12.
Số Avogađro được kí hiệu là N.
N= 6,0221415.1023 thường lấy là 6,022.1023
a) Hãy tính khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12.
b) Hãy tính số nguyên tử có trong 1 gam đồng vị cacbon-12.
Phương pháp giải
a. Trong 12 gam đồng vị cacbon-12 có 6,022.1023 nguyên tử
→ m1 nguyên tử C = \(\dfrac{{12}}{{6,{{022.10}^{23}}}}\) gam
b. Trong 12 gam đồng vị cacbon-12 có 6,022.1023 nguyên tử
→ trong 1 gam đồng vị cacbon-12 có \(\dfrac{{6,{{022.10}^{23}}}}{{12}}\) nguyên tử cacbon-12
Hướng dẫn giải
a) Khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon -12 mC
mC = 12 : (6.022.1023) = 1.9927.10-23 g
b) Số nguyên tử có trong 1g đồng vị cacbon-12:
n = (6.022.1023) : 12= 5,018.1022 nguyên tử
6. Giải bài 1.6 trang 4 SBT Hóa học 10
a) Hãy định nghĩa thế nào là một đơn vị khối lượng nguyên tử (u).
b) Hãy tính đơn vị khối lượng nguyên tử (u) ra gam.
c) Hãy cho biết khối lượng nguyên tử đồng vị cacbon-12 tính ra đơn vị khối lượng nguyên tử u.
d) Biết rằng khối lượng của nguyên tử đồng vị cacbon-12 gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro (H), hãy tính khối lượng của nguyên tử hiđro ra u.
Phương pháp giải
a. Xem thêm lý thuyết về Thành phần nguyên tử
b. Ta có: \(1u = \dfrac{1}{{12}}.{m_C}\)
Mà \({m_C} = 12\,\,gam/mol = \dfrac{{12}}{{6,{{022.10}^{23}}}}\) gam/nguyên tử
→ 1u = ?
c. Vì \(1u = \dfrac{1}{{12}}.{m_C}\)
→ mC
d. Vì \(1u = \dfrac{1}{{12}}.{m_C}\)
→ mC = 12u
Mà mC = 11,9059.mH
→ mH = ?
Hướng dẫn giải
a) Một đơn vị khối lượng nguyên tử bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12(mC).
b) Ta có: \(1u = \frac{1}{{12}}.{m_C}\)
Mà \({m_C} = 12g/mol = \frac{{12}}{{6,{{022.10}^{23}}}}\) gam/nguyên tử
→ \(1u = \frac{{1g}}{{6,{{022.10}^{23}}}} = 1,{6605.10^{ - 24}}g\)
c) Vì \(1u = \frac{1}{{12}}.{m_C}\)
nên mC = 12u
d) \({m_H} = \frac{{12}}{{11,9059}} = 1,0079u\)
7. Giải bài 1.7 trang 4 SBT Hóa học 10
Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 7,936 gam oxi.
Hỏi một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của một nguyên tử hiđro ?
Phương pháp giải
Phân tử H2O chứa 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O
1g H thu được 7,936 g O
→ mO = 2.7,936.mH
Hướng dẫn giải
Phân tử nước H2O được cấu tạo bởi 2 nguyên tử H và một nguyên tử O. Như vậy, khối lượng nguyên tử O gấp 15,872 (7,936×2) lần khối lượng nguyên tử H.
8. Giải bài 1.8 trang 4 SBT Hóa học 10
Khi phóng chùm tia \(\alpha \) vào một lá vàng mỏng, người ta thấy rằng trong khoảng 108 hạt \(\alpha \) có một hạt gặp hạt nhân.
a) Một cách gần đúng, hãy xác định đường kính của hạt nhân so với đường kính của nguyên tử.
b) Với sự thừa nhận kết quả trên, hãy tính đường kính của nguyên tử nếu ta coi hạt nhân có kích thước như một quả bóng bàn có đường kính bằng 3 cm.
Phương pháp giải
Cứ 108 hạt \(\alpha \) có 1 hạt gặp hạt nhân nên tiết diện hạt nhân bằng \(\dfrac{1}{{{{10}^8}}}\) tiết diện nguyên tử.
Mà đường kính ~ căn bậc hai tiết diện hình tròn → đường kính hạt nhân khoảng \(\dfrac{1}{{{{10}^4}}}\) đường kính nguyên tử
Hướng dẫn giải
a) Hạt nhân như vậy có tiết diện hình tròn bằng 1/108 tiết diện của nguyên tử. Vì đường kính tỉ lệ với căn bậc hai của diện tích hình tròn nên hạt nhân có đường kính vào khoảng 1/104 đường kính của nguyên tử.
b) Với giả thiết như đề bài thì đường kính nguyên tử sẽ là : 3.104cm = 300m.
9. Giải bài 1.9 trang 4 SBT Hóa học 10
Nếu ta định nghĩa : “Một đơn vị cacbon (đvC) bằng \(\dfrac{1}{{12}}\) khối lượng của một nguyên tử cacbon” thì có chính xác không ? Vì sao ?
Phương pháp giải
Xem lại định nghĩa về nguyên tử khối
Hướng dẫn giải
Vì nguyên tố cacbon là một hỗn hợp đồng vị \({}^{12}C,{}^{13}C\) ... cho nên nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,0111 (chứ không phải chính xác là 12). Nếu lấy đơn vị cacbon theo định nghĩa nêu trong câu hỏi thì đơn vị đó sẽ lớn hơn đơn vị cacbon theo định nghĩa như sau :
“Một đơn vi cacbon bằng \(\dfrac{1}{{12}}\) khối lượng của một nguyên tử cacbon \({}^{12}C\)”
Tuy nhiên, vì sự khác nhau không lớn, nên định nghĩa trên không sai mà chỉ thiếu chính xác.
10. Giải bài 1.10 trang 4 SBT Hóa học 10
Xác định khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hiđro, coi nó như một khối cầu có bán kính là 1.1015m. So sánh với urani là chất có khối lượng riêng bằng 19.103 kg/m3
Phương pháp giải
Ta có: \(D = \dfrac{M}{V}\)
\(V = \dfrac{4}{3}\pi {r^3}\)
Hướng dẫn giải
Thể tích của hạt nhân nguyên tử hiđro là :
\(V = \frac{4}{3}.\pi .{r^3} = \frac{4}{3}.3,14.{({10^{ - 3}})^3}\)
= 4.10-39 cm-3
Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hiđro là:
D = (khối lượng hạt nhân nguyên tử hiđro): (thể tích hạt nhân nguyên tử hiđro)
\( \approx \frac{1}{{{{4.10}^{ - 39}}}} = 0,{25.10^{39}}u/c{m^3}\)
hay 0,25.1039.1,66.10-24 g/cm3
≈ 4,15.1014gam/cm3 hay 4,15.1011kg/cm3 hay 4,15.108 tấn/cm3
Khối lượng riêng của urani là 19.1013 kg/m3
So với khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hidro thì khối lượng riêng của nguyên tử urani không đáng kể.
11. Giải bài 1.11 trang 5 SBT Hóa học 10
Một loại tinh thể nguyên tử, có khối lượng riêng là 19,36g/cm3. Trong đó, các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích của tinh thể, còn lại là các khe rỗng. Bán kính của nguyên tử là 1,44Å
a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử, từ đó suy ra khối lượng mol nguyên tử.
b) Hạt nhân nguyên tử có 118 nơtron, nguyên tử khối được coi bằng tổng khối lượng proton và nơtron. Tính số proton
Phương pháp giải
a) 1 mol chứa N = 6,022.1023 nguyên tử
→ M = V.D.N
b) nguyên tử khối ≈ số khối A = P + N
Hướng dẫn giải
a) Khối lượng riêng của nguyên tử là:
\(D = \frac{{19,36.100}}{{74}} = 26,16(g/c{m^3})\)
Khối lượng của 1 mol nguyên tử:
\(M = V.D.N = \frac{4}{3}.\pi .{r^3}.D.N\)
\( = \frac{4}{3}.3,14.{(1,{44.10^{ - 8}})^3}.26,16.6,{022.10^{23}}\)
= 197 (g/mol)
b) Nguyên tử khối là 197.
ta có: nguyên tử khối ≈ số khối = P+N
số proton = 197 – 118 = 79
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 3: Luyện tập: Thành phần nguyên tử
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 5: Cấu hình electron nguyên tử
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 6: Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử