Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 9 Bài 9 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 25 SGK Vật lý 9
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm gì?
Phương pháp giải
Để tiến hành thí nghiệm xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì ta cần các vật liệu khác nhau và biết điện trở cũng phụ thuộc vào chiều dài và cùng tiết diện của dây dẫn.
Hướng dẫn giải
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm đo điện trở với các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau.
2. Giải bài C2 trang 26 SGK Vật lý 9
Dựa vào bảng 1, hãy tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l = 1 m và có tiết diện là S = 1 mm2.
Phương pháp giải
Để tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan ta cân biết: Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m2.
Hướng dẫn giải
Dựa vào bảng 1 SGK: Điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l1= 1m và có tiết diện S1 = 1m2= 106 mm2 là R1= 0,5. 10-6Ω.
Khi dây dẫn constantan dài l2= 1m, có tiết diện S2= 1mm2 =10-6 m2 , điện trở R2=?
Ta có:
\( \frac{R_{2}}{R_{1}}=\frac{S_{1}}{S_{2}}=\frac{1}{10^{-6}}=10^{6} \)
\( \Rightarrow R_{2}=10^{6} R_{1}=10^{6} .0,5.10^{-6}=0,5 \Omega \)
Vậy, điện trở R2 = 0,5 \(\Omega\)
3. Giải bài C3 trang 26 SGK Vật lý 9
Để xây dựng công thức tính điện trở R của một đoạn dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất p, hãy tính theo các bước như bảng 2.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nhớ khái niệm của điện trở suất và áp dụng côgn thức ρl/S.
Hướng dẫn giải
\(R_1 = p\)
\(R_2 = p.l\)
\(R_3 = p.\frac{l}{S}.\)
4. Giải bài C4 trang 27 SGK Vật lý 9
Tính điện trở của đoạn dây đồng dài l = 4 m có tiết diện tròn, đường kính d = 1 mm (lấy π = 3,14).
Phương pháp giải
Để tính điện trở của đoạn dây đồng ta cần áp dụng:
- Công thức tính điện trở của dây dẫn.
- Công thức tính diện tích hình tròn.
Hướng dẫn giải
Ta có, chiều dài dây dẫn là 4m; tiết diện \(S = \pi {r^2} = \pi \frac{{{d^2}}}{4} = \pi \frac{{{{(0,001)}^2}}}{4} = 7,{85.10^{ - 7}}{m^2}\); \(\rho = 1,{7.10^{ - 8}}\Omega m\).
Điện trở của đoạn dây đồng là:
\( R=\rho \frac{l}{S}=1,7.10^{-8} \frac{4}{7,85.10^{-7}}=0,0866 \Omega \)
Vậy, điện trở của đoạn dây đồng là R = 0,0866 \(\Omega\)
5. Giải bài C5 trang 27 SGK Vật lý 9
Từ bảng 1 hãy tính:
a) Điện trở của sợi dây nhôm dài 2 m và có tiết diện 1 mm2.
b) Điện trở của sợi dây nikêlin dài 8m, có tiết diện tròn và đường kính là 0,4 mm (lấy \(\pi\) = 3,14).
c) Điện trở của một dây ống đồng dài 400 m và có tiết diện 2 mm2
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần áp dụng côgn thức;
- Công thức tính điện trở của dây dẫn: ρl/S
- Diện tích hình tròn: πr2
Hướng dẫn giải
a) Tính điện trở của sợi dây nhôm dài 2 m và có tiết diện 1 mm2.
- Điện trở suất của nhôm: ρ= 2,8.10-8Ωm
- Chiều dài đoạn dây: l= 2m
- Tiết diện S=1mm2=10-6 m2
Điện trở của dây nhôm là:
\(R = \rho \frac{l}{S} = 2,{8.10^{ - 8}}.\frac{2}{{{{1.10}^{ - 6}}}} = 0,056\Omega \)
b) Tính điện trở của sợi dây nikêlin dài 8m, có tiết diện tròn và đường kính là 0,4 mm (lấy \(\pi\) = 3,14).
- Điện trở suất của nikelin: ρ= 0,4.10-6 Ωm
- Chiều dài đoạn dây: l= 8m
- Tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi \frac{{{d^2}}}{4} = \pi \frac{{0,{{4.10}^{ - 32}}}}{4} = 1,{256.10^{ - 7}}{m^2}\)
Điện trở của dây nikelin là:
\(R = \rho \frac{l}{S} = 0,{4.10^{ - 6}}.\frac{8}{{1,{{256.10}^{ - 7}}}} = 25,5\Omega \)
c) Điện trở của một dây ống đồng dài 400 m và có tiết diện 2 mm2
- Điện trở suất của đồng: ρ= 1,7.10-8 Ωm
- Chiều dài đoạn dây: l= 400m
- Tiết diện S= 2mm2
Điện trở của một dây ống đồng là:
\( R=\rho \frac{l}{S}=1,7.10^{-8} \cdot \frac{400}{2.10^{-6}}=3,4 \Omega \)
a) R = 0,056 \(\Omega\)
b) R = 25,5 \(\Omega\)
c) R = 3,4 \(\Omega\)
6. Giải bài C6 trang 27 SGK Vật lý 9
Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở 20oC có điện trở 25 Ω, có tiện diện tròn bán kính 0,01 mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này (lấy \(\pi\)= 3,14).
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần áp dụng công thức:
- Tính điện trở của dây dẫn: ρl/S
- Tính diện tích hình tròn: πr2 (r là bán kính)
Hướng dẫn giải
Công thức tính diện tích của tiết diện tròn: S= \(\pi\).R2
R = 0,01 mm = 0,01.10-3 m
Ta có:
R = ρl/S ⇒ l = RS/ρ = 25.3,14.(0,01.10-3)/5,5.10-8 = 0,1428 m ≈ 14,3 cm.
Vậy, chiều dài của đoạn dây dẫn là l ≈ 14,3 cm.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 5: Đoạn mạch song song
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kĩ thuật
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng ĐL Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 12: Công suất điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 16: Định luật Jun- Lenxo
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học