Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 38: Thực hành Vận hành máy phát điện và máy biến thế
Cùng eLib củng cố và rèn luyện các kiến thức về cách vận hành máy phát điện và máy biến thế với nội dung Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài 38. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 103 SGK Vật lý 9
Hiệu điện thế ở hai đầu của máy phát điện thay đổi như thế nào khi cuộn dây của máy phát quay càng nhanh? Hiệu điện thế lớn nhất có thể đạt được khi quay máy là bao nhiêu? Ghi các kết quả đo vào báo cáo thí nghiệm.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
Hướng dẫn giải
- Khi cuộn dây của máy phát quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu máy phát càng lớn.
- Hiệu điện thế lớn nhất có thể đạt được bằng hiệu điện thế ghi trên máy phát điện của nhà sản xuất.
2. Giải bài C2 trang 103 SGK Vật lý 9
Đổi chiều quay của cuộn dây, đèn có sáng không? Vôn kế có hoạt động không?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều: Khi ta cho nam châm (hoặc cuộn dây) quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. Ta sẽ thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện.
Hướng dẫn giải
- Khi đổi chiều quay của cuộn dây, đèn vẫn sáng.
- Vôn kế vẫn hoạt động ( kim vôn kế vẫn quay).
3. Giải bài C3 trang 104 SGK Vật lý 9
Căn cứ vào kết quả đo ở trên, thiết lập mối quan hệ giữa số đo các hiệu điện thế và số vòng của các cuộn dây của máy biến thế. Kết quả này có phù hợp với kết luận đã thu được ở bài 37 không?
Số đo các hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của các cuộn dây tương ứng.
Kết quả này phù hớp với kết luận đã thu được ở bài 37.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm nguyên tắc hoạt động của máy biến thế: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
Hướng dẫn giải
- Số đo các hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của các cuộn dây tương ứng.
- Kết quả này phù hớp với kết luận đã thu được ở bài 37.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 23: Từ phổ- Đường sức từ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép- Nam châm điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 27: Lực điện từ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 29: Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 30: Bài tập Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều- Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 37: Máy biến thế
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 39: Tổng kết chương II Điện Từ Học