Giải bài tập SGK Vật lý 9Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 9 Bài 13 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về điện năng, công của dòng điện. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 37 SGK Vật lý 9
Quan sát hình 13.1 SGK và cho biết:
- Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của các các dụng cụ và thiết bị điện nào?
- Dòng diện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần quan sát hình và nắm rõ lý thuyết vật lý về công cơ học và nhiệt lượng.
Hướng dẫn giải
- Trong hoạt động của máy khoan, máy bơm nước, dòng điện thực hiện công cơ học.
- Trong hoạt động của nồi cơm điện, bàn là và mỏ hàn, dòng điện cung cấp nhiệt lượng.
2. Giải bài C2 trang 37 SGK Vật lý 9
Các dụng cụ điện khi hoạt động đều biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác. Hãy chỉ ra các dạng năng lượng được biến đổi từ điện năng trong hoạt động của mỗi dụng cụ điện ở bảng 1 SGK.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ lý thuyết vật lý về các dạng năng lượng.
Hướng dẫn giải
Dạng năng lượng được biến đổi từ các dụng cụ điện được trình bày như bảng sau:
3. Giải bài C3 trang 38 SGK Vật lý 9
Hãy chỉ ra trong hoạt động của mỗi dụng cụ điện trong bảng 1 SGK, phần năng lượng nào được biến đổi từ điện năng là có ích, là vô ích.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần quan sát thực tế và nắm lý thuyết vật lý về các dạng năng lượng.
Hướng dẫn giải
Năng lượng có ích và vô ích của mỗi dụng cụ điện được trình bày như bảng sau:
4. Giải bài C4 trang 38 SGK Vật lý 9
Từ kiến thức đã học ở lớp 8, hãy cho biết mối liên hệ giữa công A và công suất P.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nám rõ lý thuyết vật lý về công A và công suất P đã học.
Hướng dẫn giải
- Công suất P là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công, được tính bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính công suất: \(P=\frac{A}{t}\)
- Trong đó:
- A là công thực hiện (J)
- t là thời gian thực hiện công (s)
5. Giải bài C5 trang 38 SGK Vật lý 9
Xét đoạn mạch được đặt vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của đoạn mạch này là P. Hãy chứng tỏ rằng, công của dòng điện sản ra ở đoạn mạch này, hay điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ, được tính bằng công thức \(A = Pt = UIt\).
Trong đó U đo bằng vôn (V),
I đo bằng ampe (A)
t đo bằng giây (s)
thì công A của dòng điện đo bằng jun (J)
1 J = 1W.1s = 1V.1A.1s.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần áp dụng công thức tính công suất: A/t = UI
Hướng dẫn giải
- Từ công thức: \(P =\frac{A}{t}\) ⇒ A = Pt. Mặt khác P = UI.
- Vậy, suy ra A = UIt;
- Trong đó:
- U đo bằng vôn (V)
- I đo bằng ampe (A)
- t đo bằng giây (s)
- A đo bằng jun (J)
6. Giải bài C6 trang 39 SGK Vật lý 9
Từ bảng 2 SGK, hãy cho biết mỗi số đếm của công tơ (số chỉ cử công tơ tăng thêm một đơn vị) ứng với lượng điện năng đã sử dụng là bao nhiêu?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần biết lượng điện năng sử dụng bằng tích công suất sử dụng điện nhân với thời gian sư dụng.
Hướng dẫn giải
Mỗi số đếm của công tơ ứng với lượng điện năng đã sử dụng là 1KWh = 1000W. 1h = 1000W. 3600s = 3600000J.
7. Giải bài C7 trang 39 SGK Vật lý 9
Một bóng đèn có ghi 220V - 75W được thắp sáng liên tục có hiệu điện thế 220V trong 4 giờ. Tính lượng điện năng mà bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ trong trường hợp này.
Phương pháp giải
Để tính lượng điện năng mà bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ ta áp dụng biểu thức tính công: Pt
Hướng dẫn giải
Lượng điện năng mà bóng đèn sử dụng là:
\(A= P. t = 75. 4= 300Wh= 0,3kWh\)
Vậy, số đếm công tơ là 0,3 số.
8. Giải bài C8 trang 39 SGK Vật lý 9
Một bếp điện hoạt động liên tục trong 2 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1,5 số. Tính lượng điện năng mà bếp điện sử dụng, công suẩt của bếp điện, và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên.
Phương pháp giải
Để tính lượng điện năng mà bếp điện sử dụng, công suẩt của bếp điện, và cường độ dòng điện chạy qua bếp ta sử dụng công thức công suất: UI = A/t
Hướng dẫn giải
- Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng là: \(A=1.5Kwh= 1,5. 1000. 3600= 5,4.10^{6}J\)
- Công suất của bếp điện: \(P= \frac{A}{t}= \frac{1,5}{2}= 0,75KW=750W\)
- Cường độ dòng điện chạy qua bếp: \(P = UI \Rightarrow I = \frac{P}{U} = \frac{{750}}{{220}} = 3,41A\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 5: Đoạn mạch song song
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kĩ thuật
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng ĐL Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 12: Công suất điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 16: Định luật Jun- Lenxo
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học