Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 4: Biểu diễn lực
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 8 Bài 4 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về biểu diễn lực. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 15 SGK Vật lý 8
Hãy mô tả thí nghiệm trong hình 4.1, hiện tượng trong hình 4.2 và nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần vận dụng tác dụng của lực: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc) của vật.
Hướng dẫn giải
-
Hình 4.1: Nam châm tác dụng lên thanh thép một lực hút làm xe chuyển động nhanh lên. Như vậy lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động (nhanh dần về phía nam châm).
-
Hình 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng, ngược lại lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng. Như vậy lực có tác dụng làm vật bị biến dạng.
2. Giải bài C2 trang 16 SGK Vật lý 8
Biểu diễn những lực sau đây:
- Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 1cm ứng với 10N).
- Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000N).
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Hướng dẫn giải
- Các lực được biểu diễn như hình vẽ. Vật có khối lượng 5kg thì trọng lực là 50 N.
- Lực F1 = 50N. (Tỉ xích 1cm ứng với 10N).
- Lực F1 = 15000N. (Tỉ xích 1cm ứng với 5000N).
3. Giải bài C3 trang 16 SGK Vật lý 8
Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4:
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ lý thuyết vật lý về lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Hướng dẫn giải
a) Lực \({\vec F_1}\) có:
- Điểm đặt tại A.
- Phương thẳng đứng.
- Chiều từ dưới lên.
- Cường độ lực F1= 20N.
b) Lực \({\vec F_2}\) có:
- Điểm đặt tại B.
- Phương nằm ngang.
- Chiều từ trái sang phải.
- Cường độ lực F2 = 30N.
c) Lực \({\vec F_3}\) có:
- Điểm đặt tại C.
- Phương nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang.
- Chiều hướng lên.
- Cường độ lực F3= 30N.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 2: Vận tốc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 3: Chuyển động đều- Chuyển động không đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 5: Sự cân bằng lực- Quán tính
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 6: Lực ma sát
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 7: Áp suất
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng- Bình thông nhau
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 9: Áp suất khí quyển
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 10: Lực đẩy Ác- si- mét
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 12: Sự nổi
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 13: Công cơ học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 14: Định luật về công
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 15: Công suất
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 16: Cơ năng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I Cơ học