Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 8 Bài 19 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về cấu tạo của các chất. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 69 SGK Vật lý 8
Thí nghiệm mô hình: Đổ 50 \(cm^3\) cát vào bình đựng 50 \(cm^3\) ngô, lắc nhẹ.
Hãy lấy 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100cm3 hỗn hợp ngô và cát không? Hãy giải thích tại sao?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Vật chất không liền một khối mà các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách.
Hướng dẫn giải
-
Trộn 50 \(cm^3\) ngô vào 50 \(cm^3\) cát, hỗn hợp thu được nhỏ hơn 100 \(cm^3\) .
-
Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
2. Giải bài C2 trang 70 SGK Vật lý 8
Hãy cố gắng dùng cách giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn cát vào ngô để giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Hướng dẫn giải
- Thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm vì giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách.
- Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.
3. Giải bài C3 trang 70 SGK Vật lý 8
Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Hướng dẫn giải
Khi khuấy lên, các phân tử đường xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.
4. Giải bài C4 trang 70 SGK Vật lý 8
Giải thích tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Hướng dẫn giải
Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách.
⇒ Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
5. Giải bài C5 trang 70 SGK Vật lý 8
Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Hướng dẫn giải
Ta thấy, cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 21: Nhiệt năng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 23: Đối lưu- Bức xạ nhiệt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II Nhiệt học