Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 8 Bài 1 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về chuyển động cơ học. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 4 SGK Vật lý 8
2. Giải bài C2 trang 5 SGK Vật lý 8
3. Giải bài C3 trang 5 SGK Vật lý 8
4. Giải bài C4 trang 5 SGK Vật lý 8
5. Giải bài C5 trang 5 SGK Vật lý 8
6. Giải bài C6 trang 5 SGK Vật lý 8
7. Giải bài C7 trang 5 SGK Vật lý 8
8. Giải bài C8 trang 5 SGK Vật lý 8
9. Giải bài C9 trang 6 SGK Vật lý 8
1. Giải bài C1 trang 4 SGK Vật lý 8
Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời... đang chuyển động hay đứng yên?
Phương pháp giải
Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời... đang chuyển động hay đứng yên thì ta vận dụng định nghĩa về sự thay đổi vị trí của vật: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Hướng dẫn giải
Để nhận biết được các vật đang chuyển động hay đứng yên ta so sánh vị trí của vật so với vật khác theo thời gian:
Ví dụ:
- Ô tô với vật nào đó đứng yên bên đường (cột đèn, cột điện, ...)
- Thuyền với vật nào đó đứng yên bên bờ sông (cây bên bờ sông, ...)
Vậy, một vật đứng yên nếu vị trí không thay đổi so với vật làm mốc, chuyển động nếu vị trí của chúng thay đổi so với vật làm mốc.
Vậy, một vật đứng yên nếu vị trí không thay đổi so với vật làm mốc, chuyển động nếu vị trí của chúng thay đổi so với vật làm mốc.
2. Giải bài C2 trang 5 SGK Vật lý 8
Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc.
Phương pháp giải
Để tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc:
Ta vận dụng lí thuyết về chuyển động cơ học: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
Hướng dẫn giải
Ví dụ về chuyển động cơ học:
- Xe ô tô chuyển động trên đường, vật mốc là nhà bên đường.
- Một chiếc thuyền trên sông, vật mốc là cây cối ven sông.
- v,v...
3. Giải bài C3 trang 5 SGK Vật lý 8
Khi nào một vật được coi là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Phương pháp giải
Để biết khi nào một vật được coi là đứng yên và tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Ta vận dụng lí thuyết về chuyển động cơ học: Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
Hướng dẫn giải
- Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
- Ví dụ: Người ngồi trên đoàn tàu đang chuyển động.
- Vị trí của người trên tàu không đổi nên so với tàu thì người ở trạng thái đứng yên.
- Nhà ga được chọn làm mốc.
4. Giải bài C4 trang 5 SGK Vật lý 8
Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga (hình 12 SGK). So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần ta vận dụng lí thuyết về chuyển động cơ học:
+ Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
+ Vật đứng yên khi vị trí của vật so với vật mốc không đổi theo thời gian.
Hướng dẫn giải
Nếu so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
5. Giải bài C5 trang 5 SGK Vật lý 8
So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
Phương pháp giải
Để biết so với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên ta vận dụng lí thuyết về chuyển động hay đứng yên của vật:
- Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Hướng dẫn giải
Nếu so với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không thay đổi.
6. Giải bài C6 trang 5 SGK Vật lý 8
Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu nhận xét sau đây:
Một vật có thể là chuyển động ………… nhưng lại là ………… đối với vật khác.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta vận dụng lí thuyết vè tính tương đối của chuyển động và đứng yên: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Hướng dẫn giải
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
⇒ Từ thích hợp cần điền vào chỗ trống trên là:
Vật thể có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
7. Giải bài C7 trang 5 SGK Vật lý 8
Hãy tìm thí dụ để minh họa cho nhận xét trên.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta vận dụng tính tương đối của chuyển động và đứng yên: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm vật mốc.
Hướng dẫn giải
Ví dụ minh hoạ:
Hành khách chuyển động so với nhà bên đường (cột đèn giao thông bên đường, cây bên đường,...) do vị trí của hành khách so với nhà thay đổi theo thời gian. Hành khách đứng yên so với bác tài (ghế ngồi trên xe, vô lăng xe,...) do vị trí của hành khách so với bác tài không thay đổi.
8. Giải bài C8 trang 5 SGK Vật lý 8
Trả lời câu hỏi ở đầu bài: Mặt Trời mọc ở đằng Đông
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần biết:
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Hướng dẫn giải
Không thể kết luận được vì nó tùy thuộc vào vật làm mốc.
- Nếu chọn mặt đất là vật làm mốc thì Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
- Nếu chọn Mặt Trời là vật làm mốc thì Trái Đất chuyển động xoay từ tây sang đông.
9. Giải bài C9 trang 6 SGK Vật lý 8
Hãy tìm thí dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
Phương pháp giải
Để tìm thí dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống ta càn nắm: Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc hình dạng quỹ đạo, người ta phân biệt chuyển động thẳng và chuyển động cong. Chuyển động tròn là một chuyển động cong đặc biệt.
Hướng dẫn giải
-
Chuyển động thẳng: chuyển động của một vật được thả từ trên cao xuống.
-
Chuyển động cong: chuyển động của một chiếc lá rơi từ trên cao xuống.
-
Chuyển động tròn: chuyển động của các điểm trên cánh quạt khi quạt quay.
10. Giải bài C10 trang 6 SGK Vật lý 8
Mỗi vật trong hình (1.4 SGK) chuyển động so với vật nào? Đứng yên so với vật nào?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết vật lý:
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Hướng dẫn giải
- Người lái xe chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với xe ô tô.
- Người đứng bên lề đường chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với cột điện.
- Ô tô chuyến động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với người lái xe.
- Cột điện chuyến động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với người đứng bên lề đường.
11. Giải bài C11 trang 6 SGK Vật lý 8
Có người nói: "Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc". Theo em nói như thế là đúng hay sai? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết vật lý: Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Hướng dẫn giải
Nói như thế cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp.
-
Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga.
-
Trường hợp sai: chẳng hạn trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi và vật được coi là chuyển động so với tâm.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 2: Vận tốc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 3: Chuyển động đều- Chuyển động không đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 4: Biểu diễn lực
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 5: Sự cân bằng lực- Quán tính
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 6: Lực ma sát
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 7: Áp suất
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng- Bình thông nhau
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 9: Áp suất khí quyển
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 10: Lực đẩy Ác- si- mét
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 12: Sự nổi
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 13: Công cơ học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 14: Định luật về công
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 15: Công suất
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 16: Cơ năng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I Cơ học