Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 11: Độ cao của âm

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 7 Bài 11 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về độ cao của âm. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 11: Độ cao của âm

1. Giải bài C1 trang 31 SGK Vật lý 7

Hãy quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10 giây và ghi kết quả vào bảng sau: 

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần thực hành quan sát và đếm số dao động của từng con lắc

Hướng dẫn giải

Kết quả thí nghiệm là:

2. Giải bài C2 trang 31 SGK Vật lý 7

Từ bảng trên, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần xem lại bảng kết quả thí nghiệm câu trên.

Hướng dẫn giải

  • Con lắc b (có chiều dài dây ngắn hơn) có tần số dao động lớn hơn.
  • Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).

3. Giải bài C3 trang 32 SGK Vật lý 7

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Phần tự do của thước dài dao động........, âm phát ra.........

Phần tự do của thước ngắn dao động ............, âm phát ra........

Cao, thấp, nhanh, chậm

Phương pháp giải

Để chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống cần quan sát và lắng nghe âm thanh dao động của thước dài và thước ngắn.

Hướng dẫn giải

  • Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp

  • Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh, âm phát ra cao.

4. Giải bài C4 trang 32 SGK Vật lý 7

Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống:

Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động.........,âm phát ra......

Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động......, âm phát ra.......

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần lắng nghe âm thanh.

Hướng dẫn giải

  • Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.

  • Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.

Vậy, dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp).

5. Giải bài C5 trang 33 SGK Vật lý 7

Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70 Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

- Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Hướng dẫn giải

  • Vật dao động phát ra âm có tần số 70Hz dao động nhanh hơn vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz.
  • Vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz phát ra âm thấp (trầm) hơn vật dao động phát ra âm có tần số 70Hz hay âm phát ra có tần số 70Hz bổng hơn âm phát ra có tần số 50 Hz.

6. Giải bài C6 trang 33 SGK Vật lý 7

Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Hướng dẫn giải

  • Khi vặn cho dây đàn căng ít ( dây chùng) thì âm phát ra thấp (âm trầm), tần số dao động nhỏ.

  • Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (âm bổng), tần số dao động lớn.

7. Giải bài C7 trang 33 SGK Vật lý 7

Cho đĩa trong thí nghiệm ở hình 11.3 quay, em hãy lần lượt chạm góc miếng bìa vào một hàng lỗ ở gần vành đĩa và vào một hàng lỗ ở gần tâm đĩa. Trong trường hợp nào âm phát ra cao hơn?

Hình 11.3 bài C7 trang 33 SGK Vật lý 7

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần lắng nghe âm thanh từ thí nghiệm.

Hướng dẫn giải

  • Khi chạm góc vào miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa miếng bìa dao động nhanh hơn → Âm phát ra cao hơn khi chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa.

  • Vì số lỗ trên hàng ở gần vành đĩa nhiều hơn số lỗ trên hàng ở gần tâm đĩa. Do đó, miếng bìa dao động nhanh hơn khi chạm vào hàng lỗ gần vành đĩa và phát ra âm cao hơn so với khi chạm vào hàng lỗ gần tâm đĩa

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM