Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 12: Độ to của âm

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 7 Bài 12 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về độ to của âm. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 12: Độ to của âm

1. Giải bài C1 trang 34 SGK Vật lý 7

Thực hiện thí nghiệm Quan sát dao động để  lắng nghe âm phát ra  từ đầu thước và trả lời các câu hỏi:

a) Đầu thước lệch nhiều (H12.1a)                                                 
b) Đầu thước lệch ít  (H12.1b) 

Hình 12.1 bài C1 trang 34 SGK Vật lý 7

Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Hướng dẫn giải

Bảng 1 được hoàn thành như sau:

2. Giải bài C2 trang 36 SGK Vật lý 7

Từ những dữ liệu thu thập trên, hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống :

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ........., biên độ dao động càng ........, âm phát ra càng ..........

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Hướng dẫn giải

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ).

3. Giải bài C3 trang 36 SGK Vật lý 7

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Quả cầu bấc lệch càng ......., chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng ......., tiếng trống càng .........

Kết luận

Âm phát ra càng ...... khi ...... dao động của nguồn âm càng lớn.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Hướng dẫn giải

Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng to (nhỏ).

Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

4. Giải bài C4 trang 36 SGK Vật lý 7

Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Hướng dẫn giải

Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn ⇒ âm càng to.

5. Giải bài C5 trang 36 SGK Vật lý 7

Hãy so sánh biên độ dao động của điểm giữa sợi dây đàn (điểm M) trong hai trường hợp vẽ ở hình 12.3.

Hình 12.3 bài C5 trang 36 SGK Vật lý 7

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Hướng dẫn giải

Ta thấy khoảng cách từ điểm M đến đường nằm ngang (nét đứt - tức vị trí cân bằng - hay vị trí ban đầu của dây khi chưa dao động) ở hình trên lớn hơn hình dưới.

⇒ Biên độ dao động của điểm M ở hình vẽ phía trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở hình vẽ phía dưới.

6. Giải bài C6 trang 36 SGK Vật lý 7

Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Hướng dẫn giải

  • Máy thu thanh phát ra âm to ⇒ biên độ dao động của màng loa lớn.

  • Máy thu thanh phát ra âm nhỏ ⇒ biên dộ dao dộng của màng loa nhỏ.

7. Giải bài C7 trang 36 SGK Vật lý 7

Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).

Hướng dẫn giải

Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng 50 dB đến 70 dB.

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM