Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 7 Tập một.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 54 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
2. Giải bài 55 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
3. Giải bài 56 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
4. Giải bài 57 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
5. Giải bài 58 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
6. Giải bài 59 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
7. Giải bài 60 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
8. Giải bài 61 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
9. Giải bài 62 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
1. Giải bài 54 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
Tìm hai số \(x\) và \(y\), biết \(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{5}\) và \(x + y = 16\)
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{{a + c }}{{b + d }}\)
Hướng dẫn giải
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{x+y}{3+5} = \dfrac{16}{8} = 2\) (Vì theo đề bài cho: \(x+y=16\))
Do đó
\(\dfrac{x}{3} = 2 \Rightarrow x = 2.3 = 6\)
\(\dfrac{y}{5} = 2 \Rightarrow y = 2.5 = 10\)
Vậy \(x=6; y =10\).
2. Giải bài 55 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
Tìm hai số \(x\) và \(y\), biết \(x: 2 = y: (-5)\) và \(x - y = -7\)
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{{a - c }}{{b - d }}\)
Hướng dẫn giải
Ta có: \(x: 2 = y: (-5)\) tức là: \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{-5}\)
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{-5} =\dfrac{x-y}{2-(-5)} = \dfrac{-7}{7} = -1\)
Do đó
\(\dfrac{x}{2} = -1 \Rightarrow x = (-1).2 = -2\)
\(\dfrac{y}{-5} = -1 \Rightarrow y=( -1).(-5) = 5\)
Vậy \(x = -2\) và \(y = 5\)
3. Giải bài 56 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
Tìm diện tích của một hình chữ nhật biết rằng tỉ số giữa hai cạnh của nó bằng \(\dfrac{2}{5}\) và chu vi bằng \(28m\)
Phương pháp giải
Áp dụng
- Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} =\dfrac{{a + c }}{{b + d}}\)
- Công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Hướng dẫn giải
Gọi \(x (m)\) là chiều rộng, \(y (m)\) là chiều dài ( \(x, y >0\))
Tỉ số giữa hai cạnh là \(\dfrac{2}{5}\) nên suy ra \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{5}\) hay \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5}\)
Chu vi của hình chữ nhật bằng \(28\) nên: \(2.(x+y)=28 \Rightarrow x+y=14\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có
\(\dfrac{x}{2} =\dfrac{y}{5} = \dfrac{x+y}{2+5} = \dfrac{14}{7} = 2\)
Do đó: \(\dfrac{x}{2}= 2 \Rightarrow x = 2.2 = 4\) (thỏa mãn)
\(\dfrac{y}{5}=2 \Rightarrow y= 2.5= 10\) (thỏa mãn)
Vậy diện tích hình chữ nhật là: \(S = 10.4 = 40\;(m^2)\)
4. Giải bài 57 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
Số viên bi của ba bạn Minh, Hùng, Dũng tỉ lệ với các số \(2; 4; 5.\) Tính số viên của mỗi bạn, biết rằng ba bạn có tất cả \(44\) viên bi.
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f} = \dfrac{{a + c + e}}{{b + d + f}}\)
Hướng dẫn giải
Gọi \(x, y, z\) lần lượt là số viên bi của ba bạn Minh, Hùng, Dũng. \((x,y,z \in\mathbb {N^*};x,y,z < 44)\)
Vì ba bạn có tất cả 44 viên bi nên \(x + y + z = 44\)
Lại có, số bi của Minh, Hùng, Dũng tỉ lệ với các số 2, 4, 5, nên ta có:
\(\dfrac{x}{2}= \dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{5}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{2}= \dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{5}\) = \(\dfrac{x+y+z}{2+4+5} = \dfrac{44}{11} = 4\)
Do đó
\(\dfrac{x}{2}= 4\Rightarrow x =4.2=8\) (thỏa mãn)
\(\dfrac{y}{4}= 4 \Rightarrow y = 4.4 = 16\) (thỏa mãn)
\(\dfrac{z}{5} = 4 \Rightarrow z = 4.5= 20\) (thỏa mãn)
Vậy số viên bi của Minh, Hùng, Dũng theo thứ tự là \(8, 16, 20\) viên bi.
5. Giải bài 58 trang 30 SGK Toán 7 tập 1
Hai lớp 7A và 7B đi lao động trồng cây. Biết rằng tỉ số giữa cây trồng được của lớp 7A và lớp 7B là \(0,8\) và lớp 7B trồng nhiều hơn lớp 7A là \(20\) cây. Tính số cây mỗi lớp đã trồng?
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{{a + c }}{{b + d }} = \dfrac{{a - c }}{{b - d }}\)
Hướng dẫn giải
Gọi \(x, y\) lần lượt là số cây trồng được của lớp 7A, 7B. \((x,y \in \mathbb {N^*};\,\,y > 20)\)
Theo đề bài tỉ số giữa cây trồng được của lớp 7A và lớp 7B là \(0,8\) nên ta có:
\(\dfrac{x}{y}= 0,8=\dfrac{8}{10}=\dfrac{4}{5}\)
\( \Rightarrow \dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5}\)
Lớp 7B trồng nhiều hơn lớp 7A là \(20\) cây nên ta có:
\(y - x = 20\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{{ y-x}}{{5-4}}=\dfrac{y-x}{1} = \dfrac{20}{1}=20\)
Do đó
\(\dfrac{x}{4} = 20 \Rightarrow x = 20.4 = 80\) (thỏa mãn)
\(\dfrac{y}{5} = 20 \Rightarrow y = 20.5 = 100\) (thỏa mãn)
Vậy số cây của lớp 7A là \(80\), của lớp 7B là \(100\).
6. Giải bài 59 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa các số nguyên
\(\eqalign{
& a)\,\,2,04:{\rm{ }}\left( { - 3,12} \right) \cr
& b)\,\,\left( { - 1{1 \over 2}} \right):1,25 \cr
& c)\,\,4:5{3 \over 4} \cr
& d)\,\,10{3 \over 7}:5{3 \over {14}} \cr} \)
Phương pháp giải
Áp dụng quy tắc nhân, chia số hữu tỉ.
\(\begin{array}{l}
\dfrac{A}{B}.\dfrac{C}{D} = \dfrac{{AC}}{{BD}}\\
\dfrac{A}{B}:\dfrac{C}{D} = \dfrac{A}{B}.\dfrac{D}{C} = \dfrac{{AD}}{{BC}}
\end{array}\)
Hướng dẫn giải
\(\eqalign{
& a)\,\,2,04:{\rm{ }}\left( { - 3,12} \right) = {{204} \over {100}}:{{ - 312} \over {100}} \cr
& = {{204} \over {100}}.{{100} \over { - 312}} = {{204} \over { - 312}} = {{ - 17} \over {26}} \cr
& b)\,\,\left( { - 1{1 \over 2}} \right):1,25 = {{ - 3} \over 2}:{{125} \over {100}} \cr
& = {{ - 3} \over 2}.{{100} \over {125}} = {{ - 3} \over 2}.{4 \over 5} = {{ - 6} \over 5} \cr
& c)\,\,4:5{3 \over 4} = 4:{{23} \over 4} = 4.{4 \over {23}} = {{16} \over {23}} \cr
& d)\,\,10{3 \over 7}:5{3 \over {14}} = {{73} \over 7}:{{73} \over {14}} \cr&= {{73} \over 7}.{{14} \over {73}} = 2 \cr} \)
7. Giải bài 60 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
Tìm \(x\) trong các tỉ lệ thức sau
\(\eqalign{
& a)\,\,\left( {{1 \over 3}x} \right):{2 \over 3} = 1{3 \over 4}:{2 \over 5} \cr
& b)\,\,4,5:0,3{\rm{ }} = {\rm{ }}2.25:\left( {0,1.x} \right) \cr
& c)\,\,8:\left( {{1 \over 4}.x} \right) = 2:0,02 \cr
& d)\,\,3:2{1 \over 4} = {3 \over 4}:(6.x) \cr} \)
Phương pháp giải
Áp dụng
- Tính chất tỉ lệ thức
\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)
- Quy tắc nhân, chia số hữu tỉ
\(\begin{array}{l}
\dfrac{A}{B}.\dfrac{C}{D} = \dfrac{{AC}}{{BD}}\\
\dfrac{A}{B}:\dfrac{C}{D} = \dfrac{A}{B}.\dfrac{D}{C} = \dfrac{{AD}}{{BC}}
\end{array}\)
Hướng dẫn giải
Câu a
\(\eqalign{
& \left( {{1 \over 3}x} \right):{2 \over 3} = 1{3 \over 4}:{2 \over 5} \cr
& {x \over 3}:{2 \over 3} = {7 \over 4}:{2 \over 5} \cr
& {x \over 3}.{3 \over 2} = {7 \over 4}.{5 \over 2} \cr
& {x \over 2} = {{35} \over 8} \cr
&x = {{35.2} \over 8} \cr
& x = {{35} \over 4} \cr} \)
Câu b
\(\begin{array}{l}
4,5:0,3 = 2,25:\left( {0,1.x} \right)\\
15 = 2,25:\left( {0,1.x} \right)\\
0,1.x = 2,25:15\\
0,1x = 0,15\\\;\;\;x=0,15:0,1\\
x = 1,5
\end{array}\)
Câu c
\(\eqalign{
& 8:\left( {{1 \over 4}.x} \right) = 2:0,02 \cr
&8:\left( {{1 \over 4}.x} \right) = 100 \cr
& {1 \over 4}x = 8:100 \cr
& {1 \over 4}x = 0,08 \cr
& x = 0,08:{1 \over 4} \cr
&x = 0,08.4 \cr
& x = 0,32 \cr} \)
Câu d
\(\begin{array}{l}
\,3:2\dfrac{1}{4} = \dfrac{3}{4}:\left( {6.x} \right)\\
3:\dfrac{9}{4} = \dfrac{3}{4}:\left( {6.x} \right)\\
3.\dfrac{4}{9} = \dfrac{3}{4}:\left( {6.x} \right)\\
\dfrac{4}{3} = \dfrac{3}{4}:\left( {6.x} \right)\\
6.x = \dfrac{3}{4}:\dfrac{4}{3}\\
6.x = \dfrac{3}{4}.\dfrac{3}{4}\\
6.x = \dfrac{9}{{16}}\\
x = \dfrac{9}{{16}}:6\\
x = \dfrac{9}{{16}}.\dfrac{1}{6}\\
x = \dfrac{3}{{32}}
\end{array}\)
8. Giải bài 61 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
Tìm ba số \(x, y , z\), biết rằng: \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3};\dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{5}\) và \(x + y - z= 10\)
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f} = \dfrac{{a \pm c \pm e}}{{b \pm d \pm f}}\)
Hướng dẫn giải
Ta có
\(\begin{array}{l}
\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3} \Rightarrow \dfrac{x}{2}.\dfrac{1}{4} = \dfrac{y}{3}.\dfrac{1}{4} \Rightarrow \dfrac{x}{8} = \dfrac{y}{{12}}\\
\dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{5} \Rightarrow \dfrac{y}{4}.\dfrac{1}{3} = \dfrac{z}{5}.\dfrac{1}{3} \Rightarrow \dfrac{y}{{12}} = \dfrac{z}{{15}}\\ \Rightarrow\dfrac{x}{8} = \dfrac{y}{{12}} = \dfrac{z}{{15}}
\end{array}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có
\(\dfrac{x}{8} = \dfrac{y}{{12}} = \dfrac{z}{{15}} = \dfrac{{x + y - z}}{{8 + 12 - 15}} = \dfrac{{10}}{5} = 2\)
Ta có
\(\begin{array}{l}
\dfrac{x}{8} = 2 \Rightarrow x = 8.2 = 16\\
\dfrac{y}{{12}} = 2 \Rightarrow y = 12.2 = 24\\
\dfrac{z}{{15}} = 2 \Rightarrow z = 15.2 = 30
\end{array}\)
Vậy \(x=16,y=24,z=30.\)
9. Giải bài 62 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
Tìm hai số \(x\) và \(y\), biết rằng: \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5}\) và \(x.y = 10\)
Phương pháp giải
Áp dụng
\(\eqalign{
& {a \over b} = {c \over d} = k\,\,(k\ne 0) \cr
& \Rightarrow a = kb;\,\,c = kd \cr} \)
Hướng dẫn giải
Đặt \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5}=k\) (với \(k\ne 0\))
Do đó \(x = 2k; y = 5k\) (1)
Theo đề bài \(xy = 10\) (2)
Thay (1) và (2) ta được: \( 2k.5k = 10 \Rightarrow 10{k^2} = 10 \)
\(\Rightarrow {k^2} = 1 \Rightarrow k = 1\) hoặc \(k=-1\)
Với \(k = 1\) ta được \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = 1 \Rightarrow x = 2;y = 5\)
Với \(k = -1\) ta được \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{5} = - 1 \Rightarrow x = - 2;y = - 5\)
Vậy \(x = 2 ; y = 5\) hoặc \(x = -2; y = -5.\)
10. Giải bài 63 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
Chứng minh rằng từ tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\,\,(a\, - b \ne 0,\,c\, - d \ne 0)\) ta có thể suy ra tỉ lệ thức \(\dfrac{{a + b}}{{a - b}} = \dfrac{{c + d}}{{c - d}}\)
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: \(\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d} = \dfrac{{a + b}}{{c + d}} = \dfrac{{a - b}}{{c - d}}\)
Áp dụng: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Rightarrow \dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\)
Hướng dẫn giải
Ta có: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) suy ra \(\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có
\(\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d} = \dfrac{{a + b}}{{c + d}} = \dfrac{{a - b}}{{c - d}}\)
Vì \(\dfrac{{a + b}}{{c + d}} = \dfrac{{a - b}}{{c - d}}\) nên \(\dfrac{{a + b}}{{a - b}} = \dfrac{{c + d}}{{c - d}}\)
11. Giải bài 64 trang 31 SGK Toán 7 tập 1
Số học sinh bốn khối \(6,7,8,9\) tỉ lệ với các số \(9, 8, 7, 6\). Biết rằng số học sinh khối \(9\) ít hơn số học sinh khối \(7\) là \(70\) học sinh. Tính số học sinh mỗi khối?
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{{a - c }}{{b - d }}\)
Hướng dẫn giải
Gọi \(x, y, z, t\) lần lượt là số học sinh các khối \(6, 7, 8, 9\), \((x,y,z,t \in {\mathbb N^*})\)
Theo đề bài số học sinh bốn khối \(6,7,8,9\) tỉ lệ với các số \(9, 8, 7, 6\) nên ta có: \(\dfrac{x}{9} = \dfrac{y}{8} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{t}{6}\)
Số học sinh khối \(9\) ít hơn số học sinh khối \(7\) là \(70\) học sinh nên ta có: \(y - t = 70\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{9} = \dfrac{y}{8} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{t}{6} = \dfrac{{y - t}}{{8 - 6}}\)\(\, = \dfrac{{70}}{2} = 35\)
Do đó
\(x = 9.35 = 315\)
\(y = 8.35 = 280\)
\(z = 7.35 = 245\)
\(t = 6.35 = 210\)
Vậy số học sinh các khối \(6, 7, 8, 9\) lần lượt là \(315;280;245;210\) học sinh.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Giá trị tuyết đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhhân, chia số thập phân
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Lũy thừa của một số hữu tỉ
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Tỉ lệ thức
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 10: Làm tròn số
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 11: Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 12: Số thực