Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 7 Tập một.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 21 trang 89 SGK Toán 7 tập 1
Xem hình bên rồi điền vào chỗ trồng (...) trong các câu sau
a) và là một cặp góc ...
b) và là một cặp góc ...
c) và là một cặp góc ...
d) và là một ...
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
Hướng dẫn giải
Điền vào chỗ trống như sau
Câu a: ... so le trong
Câu b: ... đồng vị
Câu c: ... đồng vị
Câu d: ... cặp góc so le trong
2. Giải bài 22 trang 89 SGK Toán 7 tập 1
a) Vẽ lại hình 15
b) Ghi tiếp số đo ứng với các góc còn lại.
c) Cặp góc \(A_{1},B_{2}\) và cặp góc \(A_{4},B_{3}\) được gọi là hai cặp góc trong cùng phía.
Tính
\(\widehat{A_{1}}+\widehat{B_{2}}; \widehat{A_{4}}+\widehat{B_{3}}\).
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất
- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- Tổng hai góc kề bù bằng \(180^o\).
Hướng dẫn giải
Câu a: Vẽ lại hình.
Câu b: \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{A_4}}\) (Hai góc đối đỉnh)
\( \Rightarrow \widehat {{A_2}} = {40^o}\)
\(\eqalign{
& \widehat {{A_1}} + \widehat {{A_4}} = {180^o}(\text{ hai góc kề bù }) \cr
& \Rightarrow \widehat {{A_1}} = {180^0} - \widehat {{A_4}} \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= {180^o} - {40^o} = {140^o} \cr} \)
\(\eqalign{
& \widehat {{A_1}} = \widehat {{A_3}}(\text{ hai góc đối đỉnh }) \cr
& \Rightarrow \widehat {{A_3}} = {140^o} \cr} \)
\(\eqalign{
& \widehat {{B_2}} = \widehat {{B_4}}(\text{ hai góc đối đỉnh }) \cr
& \Rightarrow \widehat {{B_4}} = {40^o} \cr} \)
\(\eqalign{
& \widehat {{B_2}} + \widehat {{B_3}} = {180^o} (\text{ hai góc kề bù })\cr
& \Rightarrow \widehat {{B_3}} = {180^o} - \widehat {{B_2}} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {180^o} - {40^o} = {140^o} \cr} \)
\(\eqalign{
& \widehat {{B_3}} = \widehat {{B_1}}(\text{ hai góc đối đỉnh }) \cr
& \Rightarrow \widehat {{B_1}} = {140^o} \cr} \)
Ghi số đo ứng với các góc còn lại ta được hình bên:
Câu c: Ta có
\(\widehat{A_{1}}+\widehat{B_{2}}=140^{\circ}+40^{\circ}=180^{\circ}\)
\(\widehat{A_{4}}+\widehat{B_{3}}=40^{\circ}+140^{\circ}=180^{\circ}\).
3. Giải bài 23 trang 89 SGK Toán 7 tập 1
Hãy nêu hình ảnh của các cặp góc so le trong và các cặp góc đồng vị trong thực tế.
Hướng dẫn giải
Hình ảnh của chiếc thang cho ta thấy một cách trực quan các cặp góc so le trong cũng như các cặp góc đồng vị
Sẽ còn nhiều hình ảnh khác, các bạn thử kể ra nhé
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Hai góc đối đỉnh
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Hai đường thẳng song song
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Từ vuông góc đến song song
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Định lí