Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Phần hướng dẫn giải bài tập Vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Hình học 6 Tập 1

Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

1. Giải bài 53 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Trên tia \(Ox\), vẽ hai  đoạn thẳng \(OM\) và \(ON\) sao cho \(OM = 3cm, ON = 6cm\). Tính \(MN\), so sánh \(OM\) và \(MN\)

Phương pháp giải

  • Trên tia \(Ox\) có hai điểm \(M\) và \(N,\) \(OM=a, ON=b.\) Nếu \(0
  • Nếu điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì \(AM + MB = AB\)
  • Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng.

Hướng dẫn giải

Trên tia \(Ox\) có \(2\) điểm \(M,N\) mà \(OM < ON\, ( 3cm<6cm)\) nên điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\)

Do đó: \(OM+MN=ON\)

Suy ra \(MN=ON-OM= 6-3=3(cm)\)

Ta thấy \(OM=3cm\) và \(MN=3cm\) 

Nên \(OM=MN\,(=3cm)\)

2. Giải bài 54 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Trên tia \(Ox\), vẽ ba đoạn thẳng \(OA,OB,O C\) sao cho \(OA=2cm , OB=  5cm, OC=8 cm\). So sánh \(BC\) và \(BA\)

Phương pháp giải

Nhận xét: Trên tia \(Ox, OM = a, ON = b,\) nếu \(0 < a < b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\)

Hướng dẫn giải

Ta có \(A,B,C\) thuộc tia \(Ox\) và \(OA=2cm , OB=  5cm, OC=8 cm\).

Vì \(OA

Vì \(OB

Ta có: \(BA=3cm\) và \(BC=3cm\) 

Suy ra \(BC=BA\,(=3cm).\)

3. Giải bài 55 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Gọi \(A,B\) là hai điểm trên tia \(Ox\). Biết \(OA= 8cm, AB= 2cm\). Tình \(OB\). Bài toán có mấy đáp số. 

Phương pháp giải

Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. 

Hướng dẫn giải

Có hai trường hợp

Trường hợp 1: A nằm giữa O và B

Ta có: OB = OA + AB = 8 + 2 = 10cm

Trường hợp 2: B nằm giữa O và A

Ta có: OB + AB = OA suy ra OB = OA - AB = 8 - 2 = 6cm

Vậy bài toán có hai đáp số là 10cm và 6cm.

4. Giải bài 56 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(4 cm\). Trên tia  \(AB\) lấy điểm \(C\) sao cho \(AC=1cm\).

a) Tính \(CB\) 

b) Lấy điểm \(D\) thuộc tia đối của tia \(BC\) sao cho \(BD=2cm\). Tính \(CD\).

Phương pháp giải

  • Trên tia \(Ox\) có \(OM=a;ON=b\). Nếu \(0
  • Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB.\)

Hướng dẫn giải

Câu a

Trên tia \(AB\) có hai điểm \(C,B\) mà \(AC< AB\, (1cm<4cm)\) nên \(C \) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\).

Do đó: \(AC+ CB= AB\) suy ra \(CB=AB-AC= 4-1= 3(cm)\)

Câu b

Điểm \(D\) thuộc tia đối của tia \(BC\) nên điểm \(B\) nằm giữa \(C\) và \(D\).

Do đó: \(CD = CB+BD=3+2=5(cm).\) 

5. Giải bài 57 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Đoạn thẳng \(AC\) dài \(5cm\). Điểm \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\) sao cho \(BC= 3cm\).

a) Tính \(AB\)

b) Trên tia đối của tia \(BA\) lấy điểm \(D\) sao cho \(BD= 5cm\). So sánh \(AB\) và \(CD\).

Phương pháp giải

  • Trên tia \(Ox\) có \(OM=a;ON=b\). Nếu \(0
  • Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB.\)  

Hướng dẫn giải

Câu a: Vì điểm \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\) nên \(AB+BC = AC\)

Suy ra \(AB=AC – BC = 5 – 3 = 2 (cm)\).

Câu b: Trên tia \(BC\) có hai điểm \(C, D\) mà \(BC=3cm, BD=5cm\) suy ra \(BC< BD\,(3cm<5cm)\)

Do đó \(C\) nằm giữa \(B\) và \(D\).

Suy ra \(BC+CD= BD\)

\( \Rightarrow CD=BD – BC= 5 -3 = 2(cm).\)

Ta có: \(AB=2cm\) và \(CD=2cm\)

Nên \(AB=CD\,(= 2cm)\).

6. Giải bài 58 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Vẽ đoạn thẳng \(AB\) dài \(3.5 cm\). Nói cách vẽ.

Phương pháp giải

Sử dụng thước thẳng hoặc compa.

Hướng dẫn giải

Lấy điểm A bất kì trên mặt phẳng giấy.

Đặt thước sao cho vạch số 0 trùng với điểm A. Tại vạch 3,5cm đánh dấu điểm B.

Nối đoạn thẳng AB ta được đoạn AB = 3,5cm cần vẽ.

7. Giải bài 59 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Trên tia \(Ox\), cho ba điểm \(M,N,P\) biết \(OM=2cm, ON=3cm,OP=3,5 cm.\) Hỏi trong ba điểm \(M,N,P\) thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? vì sao? 

Phương pháp giải

Trên tia \(Ox, OM = a, ON = b,\) nếu \(0 < a < b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\) 

Hướng dẫn giải

Vì cả 3 điểm \(M, N, P\) đều nằm trên tia Ox mà \(OM  < ON  < OP \) (do \(2cm<3cm<3,5cm)\) nên điểm N nằm giữa hai điểm M và P

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM