Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Ghi số tự nhiên
Phần hướng dẫn giải bài tập Ghi số tự nhiên sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 11 trang 10 SGK Toán 6 tập 1
a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7
b) Điền vào bảng
Phương pháp giải
ố \( \overline {abcd}=\overline {abc}.10+d\)
Số \( \overline {abcd}\) có \(a\) là chữ số hàng nghìn, \(b\) là chữ số hàng trăm, \(c\) là chữ số hàng chục, \(d\) là chữ số hàng đơn vị và có số trăm là \( \overline {ab}\), số chục là \( \overline {abc}.\)
Hướng dẫn giải
Câu a: Vì số chục là \(135\) và chữ số hàng đơn vị là \(7\) nên số cần tìm là \(135.10 + 7 = 1357.\)
Câu b: Số \(1425=14.100+25=142.10+5\) nên có số trăm là \(14\) và số chục là \(142.\)
Số \(2307=23.100+7=230.10+7\) nên có số trăm là \(23\) và số chục là \(230.\)
2. Giải bài 12 trang 10 SGK Toán 6 tập 1
Viết tập hợp các chữ số của số 2000.
Phương pháp giải
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu ";" (nếu có phần tử là số) hoặc dấu ",".
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
Hướng dẫn giải
Các chữ số của số 2000 là: \(2; 0; 0; 0.\)
Nhưng khi viết tập hợp ta chỉ viết 1 lần chữ số 0.
Vậy tập hợp các chữ số của số 2000 là \(\{0; 2\}\).
3. Giải bài 13 trang 10 SGK Toán 6 tập 1
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.
Phương pháp giải
Sử dụng cách ghi số tự nhiên và chọn các chữ số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Lưu ý rằng chữ số hàng nghìn trong số có 4 chữ số luôn phải khác 0.
a) Muốn một số có bốn chữ số là số nhỏ nhất thì chữ số hàng nghìn của nó phải là số nhỏ nhất khác 0, các chữ số còn lại là số nhỏ nhất.
b) Muốn một số có bốn chữ số khác nhau là số nhỏ nhất thì chữ số hàng nghìn của nó phải là số nhỏ nhất khác 0, do đó nó phải là số 1; chữ số hàng trăm phải là số nhỏ nhất khác 1, do đó nó phải là số 0; chữ số hàng chục phải là số nhỏ nhất khác 0 và 1, do đó nó phải là 2; tương tự chữ số hàng đơn vị phải là 3.
Hướng dẫn giải
Câu a: Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số là 1000.
Câu b: Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023.
4. Giải bài 14 trang 10 SGK Toán 6 tập 1
Dùng ba chữ số \(0, 1, 2\), hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau.
Phương pháp giải
Hướng dẫn: Vì số có ba chữ số nên chữ số hàng trăm phải khác \(0.\) Do đó chữ số hàng trăm chỉ có thể là \(1\) hoặc \(2.\)
Hãy viết tất cả các chữ số có chữ số hàng trăm là \(1\) và các chữ số còn lại là \(0\) và \(2\); rồi viết tất cả các số có chữ số hàng trăm là \(2\) và các chữ số còn lại là \(0\) và \(1.\)
Hướng dẫn giải
Vì số có ba chữ số nên chữ số hàng trăm phải khác \(0.\)
Trong ba chữ số \(0,1,2\) chữ số hàng trăm có thể là \(1\) hoặc \(2\).
Chọn \(1\) là chữ số hàng trăm, ta được các số \(102;120\).
Chọn \(2\) là chữ số hàng trăm, ta được các số \(201;210\).
Như vậy, dùng ba chữ số \(0,1,2\), ta viết được các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau là \(102;120;201;210\).
5. Giải bài 15 trang 10 SGK Toán 6 tập 1
a) Đọc các số La Mã sau: XIV; XXVI.
b) Viết các số sau bằng số La Mã: 17; 25
c) Cho chín que diêm được sắp xếp như trên hình 8. Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng.
Phương pháp giải
Sử dụng cách ghi số La Mã
Hướng dẫn giải
Câu a: Số la mã \(XIV = 10 + 4 = 14\) đọc là mười bốn
Số la mã \(XXVI = 10 + 10 + 5 + 1 = 26 \) đọc là hai mươi sáu
Câu b: Ta có
\(17 = 10 + 7 = 10 + 5 + 2\) viết là \(XVII\) (do \( X = 10; V = 5; II = 2)\)
\(25 = 20 + 5 = 10 + 10 + 5\) viết là \(XXV \) (do \(X = 10; V = 5)\)
Câu c: Trong hình vẽ ta có phép tính 6 = 5 – 1. Phép tính này sai.
Ta có nhiều cách sửa như sau
Cách 1: Di chuyển vị trí que diêm thứ 3 ta được phép tính 4 = 5 – 1.
Cách 2: Di chuyền vị trí que diêm thứ 3 ta được phép tính khác 5 = 6 – 1
Cách 3: Di chuyển vị trí que diêm ở dấu bằng ta được phép tính 6 – 5 = 1
Cách 4: Di chuyển vị trí que diêm thứ 3 ta được kết quả : 5 ≠ 5 – 1
Ngoài ra, các bạn hãy nghĩ thêm một số cách nữa nhé
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Ước và bội
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất