Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
Phần hướng dẫn giải bài tập Tính chất chia hết của một tổng sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 83 trang 35 SGK Toán 6 tập 1
Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng sau có chia hết cho \(8\) không:
a) \(48 + 56\); b) \(80 + 17\).
Phương pháp giải
Sử dụng
- a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m suy ra (a + b ) \(\vdots\) m
- a \(\vdots\) m và b không chia hết cho m suy ra \((a + b )\) không chia hết cho m
Hướng dẫn giải
Câu a: Vì \(48\) \(\vdots\) \(8\),
\(56\) \(\vdots\) \(8\)
Nên \((48 + 56)\) \(\vdots\) \(8\)
Câu b: Vì \(80\) \(\vdots\) \(8\), nhưng \(17\) không chia hết cho \(8\)
Nên \((80 + 17)\) không chia hết cho \(8\).
2. Giải bài 84 trang 35 SGK Toán 6 tập 1
Áp dụng tính chất chia hết, xét xem hiệu nào chia hết cho \(6\):
a) \(54 - 36\); b) \(60 - 14\).
Phương pháp giải
a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m thì (a - b) \(\vdots\) m
a \({\not {\vdots} }\) m và b \(\vdots\) m thì (a - b) \({\not {\vdots }}\) m
Hướng dẫn giải
Câu a: Vì \(54\) và \(36\) đều chia hết cho \(6\) nên \(54 - 36\) chia hết cho \(6\).
Câu b: Vì \(60\) chia hết cho \(6\) nhưng \(14\) không chia hết cho \(6\) nên \(60 - 14\) không chia hết cho \(6\).
3. Giải bài 85 trang 35 SGK Toán 6 tập 1
Áp dụng tính chất chia hết, xét xem tổng nào chia hết cho \(7\)
a) \(35 + 49 + 210\)
b) \(42 + 50 + 140\)
c) \(560 + 18 + 3\)
Phương pháp giải
\(a \;\, \vdots \; m ; b \;\, \vdots \; m; c \;\, \vdots \; m\) thì \((a + b + c ) \, \vdots \; m\)
\(a \;\not {\vdots} \, m ; b \, \vdots \; m; c \, \vdots \; m\) thì \((a + b + c ) \;\not {\vdots}\, m\).
Hướng dẫn giải
Câu a: Vì \(35, 49\) đều chia hết cho \(7\)
\(210=7.30\) mà \(7\) chia hết cho \(7\) nên \(210\) chia hết cho \(7\)
Từ đó suy ra tổng \((35 + 49 + 210)\) chia hết cho \(7\).
Câu b: Vì \(42, 140\) đều chia hết cho \(7\) nhưng \(50\) không chia hết cho \(7\) nên tổng \((42 + 50 + 140)\) không chia hết cho \(7\)
Câu c: Vì \(560=7.80\), mà \(7\) chia hết cho \(7\) nên \(560\) chia hết cho \(7\)
\(18 + 3=21\) chia hết cho \(7\)
Từ đó suy ra tổng \(560 + 18 + 3\) chia hết cho \(7\).
4. Giải bài 86 trang 36 SGK Toán 6 tập 1
Điền dấu "x" vào ô thích hợp trong các câu sau và giải thích điều đó:
Câu |
Đúng |
Sai |
a) 134 . 4 + 16 chia hết cho 4.
|
|
|
b) 21 . 8 + 17 chia hết cho 8.
|
|
|
c) 3 .100 + 34 chia hết cho 6.
|
|
|
Phương pháp giải
a \(\, \vdots \) m , b \(\, \vdots \) m thì (a + b ) \(\, \vdots \) m
a \(\not {\vdots} \,\) m , b \(\, \vdots \) m thì (a + b ) \(\not {\vdots} \,\) m
Hướng dẫn giải
Câu |
Đúng |
Sai |
a) 134 . 4 + 16 chia hết cho 4.
|
x |
|
b) 21 . 8 + 17 chia hết cho 8.
|
|
x |
c) 3 .100 + 34 chia hết cho 6.
|
|
x |
Câu a: đúng vì \(134.4\) chia hết cho 4 và 16 chia hết cho 4 nên \(134.4+16\) chia hết cho 4.
Câu b: sai vì \(21 . 8\) chia hết cho \(8\) nhưng \(17\) không chia hết cho \(8\). Nên \(21 . 8 + 17\) không chia hết cho \(8\)
Câu c: sai vì \(300\) chia hết cho \(6\) nhưng \(34\) không chia hết cho \(6\). Nên \( 3 .100 + 34\) không chia hết cho \(6\).
5. Giải bài 87 trang 36 SGK Toán 6 tập 1
Cho tổng: \(A = 12 + 14 + 16 + x\) với \(x ∈\mathbb N\). Tìm \(x\) để
a) \(A\) chia hết cho \(2\)
b) \(A\) không chia hết cho \(2\)
Phương pháp giải
\(a \, \vdots \; m ; b \, \vdots \; m; c \, \vdots \; m; d \, \vdots \; m\) thì \((a + b + c + d) \, \vdots \; m\)
\(a \;\not {\vdots} \, m ; b \, {\vdots} \; m;\; c \, \vdots \; m\, \vdots \; m\) thì \((a + b + c + d) \;\not {\vdots} \, m\).
Hướng dẫn giải
Câu a: Vì \(12, 14, 16\) đều chia hết cho \(2\) nên để \(A=12 + 14 + 16 + x\) chia hết cho \(2\) thì x phải chia hết cho \(2\). Vậy \(x\) là mọi số tự nhiên chẵn.
Câu b: Vì \(12, 14, 16\) đều chia hết cho \(2\) nên để \(A=12 + 14 + 16 + x\) không chia hết cho \(2\) thì \(x\) là một số tự nhiên bất kì không chia hết cho \(2\).
Vậy \(x\) là số tự nhiên lẻ
6. Giải bài 88 trang 36 SGK Toán 6 tập 1
Khi chia số tự nhiên \(a\) cho \(12\), ta được số dư là \(8\). Hỏi số \(a\) có chia hết cho \(4\) không ? Có chia hết cho \(6\) không?
Phương pháp giải
\(a \, \vdots m ; b \, \vdots \, m\) thì \((a + b ) \, \vdots \; m\)
\(a \,\not {\vdots} \, m ; b \, \vdots\; m \) thì \((a + b ) \,\not {\vdots} \, m\)
Hướng dẫn giải
Gọi \(q\) là thương trong phép chia \(a\) cho \(12\), ta có \(a = 12q + 8\) (số bị chia = thương . số chia + số dư).
Vì \( 12\,\vdots \, 4\) nên \(12q\) chia hết cho \(4\) mà \(8\) chia hết cho \(4\)
Suy ra \(12q+8\) chia hết cho \(4.\)
Vậy \(a\) chia hết cho \(4\)
Tương tự ta xét: \(a=12q+8\)
Vì \( 12\,\vdots \, 6\) nên \(12q\) chia hết cho \(6\) nhưng \(8\) không chia hết cho \(6\)
Suy ra \(12q+8\) không chia hết cho \(6.\)
Hay \(a\) không chia hết cho \(6\).
7. Giải bài 89 trang 36 SGK Toán 6 tập 1
Điền dấu "x" vào ô thích hợp trong các câu sau:
Câu |
Đúng |
Sai |
a) Nếu mỗi số hạng của tổng chia hết cho \(6\) thì tổng chia hết cho \(6\). |
|
|
b) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho \(6\) thì tổng không chia hết cho \(6\). |
|
|
c) Nếu tổng của hai số chia hết cho \(5\) và một trong hai số đó chia hết cho \(5\) thì số còn lại chia hết cho \(5\). |
|
|
d) Nếu hiệu của hai số chia hết cho \(7\) và một trong hai số đó chia hết cho \(7\) thì số còn lại chia hết cho \(7\). |
|
|
Phương pháp giải
Sử dụng: Nếu hai số cùng chia hết cho a thì tổng hai số cũng chia hết cho a và hiệu hai số cũng chia hết cho a.
Hướng dẫn giải
Câu a: Đúng
Câu b: Sai
VD: Ta thấy \(11;7\) đều không chia hết cho \(6\) nhưng tổng \(11+7=18\) lại chia hết cho \(6\)
Câu c: Đúng. Vì nếu một trong hai số chia hết cho 5 mà số còn lại không chia hết cho 5 thì tổng đó không chia hết cho 5 (theo tính chất 2 SGK Toán 7 trang 35) (trái với đề bài).
Câu d: Đúng. Vì nếu một số chia hết cho 7, số còn lại không chia hết cho 7 thì hiệu của chúng không chia hết cho 7 (theo tính chất 2 SGK Toán 7 trang 35) (trái với đề bài).
8. Giải bài 90 trang 36 SGK Toán 6 tập 1
Gạch dưới số mà em chọn
a) Nếu \(a\) \(\vdots\) \(3\) và \(b\) \(\vdots\) 3 thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(6; 9; 3\).
b) Nếu \(a\) \(\vdots\) \(2\) và \(b \) \(\vdots\) \(4\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(4; 2; 6\).
c) Nếu \(a\) \(\vdots\) \(6\) và \(b\) \(\vdots\) \(9\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(6; 3; 9\).
Phương pháp giải
Sử dụng: \(a\,\, \vdots \,\,m;\,b\,\, \vdots \,\,m\) thì \(\left( {a + b} \right)\,\, \vdots \,\,m\)
Hướng dẫn giải
Câu a: Nếu \(a\) \(\vdots\) \(3\) và \(b\) \(\vdots\) \(3\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(3\) (theo tính chất 1).
VD: \(3+12=15\)
Câu b: Nếu \(a\) \(\vdots\) \(2\) và \(b\) \(\vdots\) \(4\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(2\).
Giải thích: Vì \(b \,⋮ \,4\) thì \(b \,⋮\, 2,\) mà \(a \,⋮ \,2\) nên \((a + b)\, ⋮ \,2\)
VD: \(2+8=10\)
\(10\) chia hết cho \(2\) và không chia hết cho \(4;6\)
Câu c: Nếu \(a \)\(\vdots\) \(6\) và \(b\) \(\vdots\) \(9\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(3\).
Giải thích: Vì \(a\, ⋮ \,6\) thì \(a \,⋮ \,3,\) \(b \,⋮ \,9\) thì \(b\, ⋮ \,3\) nên \((a + b) \,⋮ \,3\)
VD: \(6+9=15\)
\(15\) chia hết cho \(3\) và không chia hết cho \(6;9\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Ghi số tự nhiên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Ước và bội
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất