Giải bài tập SGK Toán 10 Bài 5: Số gần đúng. Sai số
Phần hướng dẫn giải bài tập Quy tắc làm tròn số sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Đại số 10 Cơ bản và Nâng cao.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 23 SGK Đại số 10
Biết \(\sqrt[3]{5}= 1,709975947 ...\) Viết gần đúng \(\sqrt[3]{5} \) theo nguyên tắc làm tròn với hai, ba, bốn chữ số thập phân và ước lượng sai số tuyệt đối.
Hướng dẫn giải
Làm tròn với hai chữ số thập phân thì \(\sqrt[3]{5} \) ≈ 1,71.
Sai số mắc phải là: |1,709975947 - 1,71| = 0,000024053.
Làm tròn với ba số thập phân thì: \(\sqrt[3]{5} \) ≈ 1,710.
Sai số mắc phải là: |1,709975947 - 1,710| = 0,00024053.
Làm tròn với bốn chữ số thập phân thì: \(\sqrt[3]{5} \) ≈ 1,710.
Sai số mắc phải là: |1,709975947 - 1,710| = 0,00024053.
2. Giải bài 2 trang 23 SGK Đại số 10
Chiều dài một cái cầu là \(l= 1745,25 m \pm 0,01 m\). Hãy viết số quy tròn của số gần đúng 1745,25
Hướng dẫn giải
Xét số d = 1745,25 + 0,01m thì độ chính xác \(h = 0,01 \Rightarrow \Delta _a\leq 0,01m.\)
Số 0,01 đúng bằng một đơn vị ở hàng "phần trăm" và 0,01 < 0,1, số 0,1 là 1 đơn vị ở hàng "phần mười" ⇒ các chữ số 5; 2; 5;4;7;1 trong số gần đúng là 1745, 25 đều đáng tin.
Cách viết chuẩn là: d=1745,25m.
3. Giải bài 3 trang 23 SGK Đại số 10
a) Cho giá trị gần đúng của \(\pi\) là a = 3,141592653589 với độ chính xác là 10-10. Hãy viết số quy tròn của a
b) Cho b = 3,14 và c = 3,1416 là những giá trị gần đúng của π. Hãy ước lượng sai số tuyệt đối của b và c
Phương pháp giải
a) Nếu độ chính xác của phép đo đến hàng phần nghìn thì ta phải quy tròn đến hàng phần trăm; độ chính xác đến hàng phần trăm thì ta phải quy tròn đến hàng phần chục; …
b) Cách ước lượng sai số tuyệt đối của số b:
- So sánh \(\pi\) với các số b, b' (\(\pi\) phải nằm giữa b và b') sao cho b' là một số gần \(\pi\) mà có cùng số chữ số sau dấu phảy với b.
- Đánh giá \({\Delta _b} = \left| {b - \pi } \right|\) nhỏ hơn một số thì số đó chính là ước lượng cần tìm.
Hướng dẫn giải
Câu a: Vì độ chính xác đến hàng phần chục tỉ \(10^{-10}\) (10 chữ số thập phân sau dấu ,) nên ta quy tròn đến hàng phần tỉ (9 chữ số thập phân sau dấu phẩy)
Vậy số quy tròn của a là 3,141592654.
Câu b: Ta có
\(\begin{array}{l}
b = 3,14 < \pi < 3,142\\
\Rightarrow {\Delta _b} = \left| {b - \pi } \right| = \left| {3,14 - \pi } \right|\\
= \pi - 3,14 < 3,142 - 3,14\\
= 0,002\\
\Rightarrow {\Delta _b} < 0,002
\end{array}\)
\(\begin{array}{l}
c = 3,1416 > \pi > 3,1415\\
\Rightarrow {\Delta _c} = \left| {c - \pi } \right| = \left| {3,1416 - \pi } \right|\\
= 3,1416 - \pi < 3,1416 - 3,1415\\
= 0,0001\\
\Rightarrow {\Delta _c} < 0,0001
\end{array}\)
4. Giải bài 4 trang 23 SGK Đại số 10
Thực hiện các phép tính sau trên máy tính bỏ túi (trong kết quả lấy 4 chữ số ở phần thập phân).
a) \(3^7.\sqrt{14}\)
b) \(\sqrt[3]{15}12^4\)
Hướng dẫn giải
Câu a
Nếu dùng máy tính CASIO fx-500 MS ta làm như sau
Ấn
Ấn liên tiếp phím cho đến khi màn hình hiện ra
Ấn liên tiếp để lấy 4 chữ số phần thập phân. Kết quả hiện ra trên màn hình là 8183,0047.
Câu b
Kết quả 51139.3736.
5. Giải bài 5 trang 23 SGK Đại số 10
Thực hiện các phép tính sau trên máy tính bỏ túi
a) \(\sqrt[3]{217}: 13^5\) với kết quả có 6 chữ số thập phân
b) (\(\sqrt[3]{42}+\sqrt[5]{37}):14^5\) với kết quả có 7 chữ số thập phân
c) \([(1,23)^5 +\sqrt[3]{42}]^9\) với kết quả có 5 chữ số thập phân
Hướng dẫn giải
Câu a
Nếu dùng máy tính CASIO fx-500 MS ta làm như sau
Ấn
Ấn liên tiếp phím cho đến khi màn hình hiện ra
Ấn liên tiếp để lấy chữ số thập phân.
Kết quả hiện ra trên màn hình là 0,000016.
Câu b
Kết quả 1029138.10-5
Câu c
Kết quả: -2,3997.10-2