Giải bài tập SGK Tin học 6 Bài 8: Quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời

Giải Bài 8 SGK môn Tin học 6 sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học, qua đó rèn cho các em kỹ năng quan sát các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Tin học 6 Bài 8: Quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời

1. Giải bài 1 trang 38 SGK Tin học 6

Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở trang 35 SGK Tin học 6 để phân tích và giải thích.

Hướng dẫn giải

- Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được nửa phần Trái Đất, trên nửa đó là ban ngày, nửa còn lại sẽ là ban đêm.

- Nếu Trái Đất đứng yên thì chỉ một nửa Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi. Còn nửa kia là ban đêm vĩnh viễn. Rất may mắn là Trái Đất tự quay quanh trục của mình, nên toàn bộ trục của Trái Đất được chiếu sáng đều đặn, ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng.

- Ví dụ: Khi Hà Nội là ngày thì ở một địa điểm cách xa Hà Nội đúng nửa vòng Trái Đất như Lahabana (Cuba) sẽ là đêm. Còn khi Lahabana là ngày thì Hà Nội sẽ là đêm. Thời gian để Trái Đất quay trọn một vòng quanh mình nó là một ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

2. Giải bài 2 trang 38 SGK Tin học 6

Hãy giải thích hiện tượng nhật thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nhật thực.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở trang 37 SGK Tin học 6 để giải thích hiện tượng

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng nhật thực là là lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất

- Điều khiển khung nhìn phần mềm:

+ Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng solar system 3D simulator trên màn hình nền.

+ Điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát Hệ Mặt Trời.

3. Giải bài 3 trang 38 SGK Tin học 6

Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nguyệt thực.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở trang 38 SGK Tin học 6 để giải thích hiện tượng

Hướng dẫn giải

Hiện tượng nguyệt thực là lúc Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng thẳng hàng theo thứ tự: Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.

Điều khiển khung nhìn phần mềm:

+ Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng solar system 3D simulator trên màn hình nền.

+ Điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát Hệ Mặt Trời.

4. Giải bài 4 trang 38 SGK Tin học 6

Sao Kim và sao Hỏa, sao nào ở gần Mặt Trời hơn?

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải

Sao Kim ở gần Mặt Trời hơn sao Hỏa.

5. Giải bài 5 trang 38 SGK Tin học 6

Điều khiển khung nhìn để quan sát được toàn bộ quá trình Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời và nhìn rõ được Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học ở mục 1 được trình bày ở trang 36 SGK Tin học 6 để trả lời.

Hướng dẫn giải

- Để điều chỉnh khung nhìn, em sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ của phần mềm. Các nút lệnh này sẽ giúp em điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến Hệ Mặt Trời và tốc độ chuyển động của các hành tinh.

- Nhấn vào nút phóng to và thu nhỏ để quan sát các vị trí.

6. Giải bài 6 trang 38 SGK Tin học 6

Sử dụng thông tin của phần mềm, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Trái Đất nặng bao nhiêu?

- Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời?

- Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?

- Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu độ?

- Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là bao nhiêu độ?

Phương pháp giải

Dựa vào thông tin của phần mềm Solar System 3D Simulator để phân tích và trả lời.

Hướng dẫn giải

- Trái Đất nặng 6.000.000.000.000.000.000.000.000 kg.

- Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời 939880000,8km.

- Sao Kim có 8 vệ tinh.

- Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là khoảng 20,2oC.

- Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là khoảng 2,4oC.

  • Tham khảo thêm

Ngày:29/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM