Giải bài tập SGK Tin học 11 Bài tập và thực hành số 1

Cùng eLib hệ thống lại toàn bộ kiến thức Tin học 11 Chương 2 thông qua nội dung giải bài tập SGK trang 35 bên dưới đây. Tài liệu được tổng biên soạn và tổng hợp với nội dung bám sát chương trình SGK hiện hành, cung cấp cho các em hệ thống các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải cụ thể, chi tiết để các em có thể đánh giá được năng lực của bản thân mình và có được phương pháp ôn thi thật hiệu quả. Hy vọng rằng đây sẽ là 1 tài liệu bổ ích trong quá trình ôn luyện của các em. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Tin học 11 Bài tập và thực hành số 1

1. Giải bài 1 trang 35 SGK Tin học 11

Hãy cho biết sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở mục 2 trang 18, 19 SGK môn Tin học 11 để phân tích và đưa ra câu trả lời.

- Ta nên tập trung xét về mặt giá trị lưu trữ của biến và hằng.

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến đó là:

Xét về mặt lưu trữ giá trị của hằng và biến trong RAM thì: giá trị trong ô nhớ của hằng có đặt tên là không thay đổi, còn giá trị trong ô nhớ của biến thì cỏ thể thay đổi tại từng thời điểm thực hiện chương trình.

2. Giải bài 2 trang 35 SGK Tin học 11

Tại sao phải khai báo biến? 

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 5 SGK môn Tin học 11 để phân tích và đưa ra giải thích.

- Biên dịch biết kiểu biến

- Biết cách tổ chức ô nhớ chứa giá trị của biến

- Đưa tên biến vào danh sách chương trình quản lí.

- Biết cách truy cập giá trị của biến.

Hướng dẫn giải

Khai báo biến nhằm các mục đích sau:

+ Khai báo biến nhằm tạo ra cho trình biên dịch biết kiểu biến để cấp phát bộ nhớ cho phù hợp.

Ví dụ: nếu ta khai báo biến a kiểu integer trình biên dịch sẽ cấp phát 2 byte bộ nhớ để lưu trữ giá trị.

Còn nếu a kiểu real thì trình biên dịch sẽ cấp phát 6 byte bộ nhớ.

+ Trình dịch sẽ biết cách tổ chức ô nhớ chứa giá trị của biến. Đưa tên biến vào danh sách các đối tượng được chương trình quản lí.

+ Đưa tên biến vào danh sách các đối tượng được chương trình quản lí.

+ Trình dịch biết cách truy cập giá trị của biến và áp dụng thao tác thích hợp cho biến.

3. Giải bài 3 trang 35 SGK Tin học 11

Trong Pascal, nếu một biến chỉ nhận giá trị nguyên trong phạm vi từ 10 đến 25532 thì biến đó có thể được khai báo bằng các kiểu dữ liệu nào?

Phương pháp giải

Từ nội dung chính được trình bày ở bài 6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán SGK môn Tin học 11 để phân tích và đưa ra câu trả lời.

- Khai báo bằng các kiểu dữ liệu: integer, real ...

Hướng dẫn giải

Trong Pascal, nếu một biến chỉ nhận giá trị nguyên trong phạm vi từ 10 đến 25532 thì biến đó có thể được khai báo bằng các kiểu dữ liệu: integer, real, extended, longint.

4. Giải bài 4 trang 35 SGK Tin học 11

Biến P có thể nhận các giá trị 5; 10; 15; 20; 30; 60; 90 và biến X có thể nhận các giá trị 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng?

a) var X,P: byte;                 

b) var P,X: real;

c) var P: real;  

X: byte;                    

d) var X:real;                          

P:byte;

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 5. Khai báo biến SGK môn Tin học 11 để phân tích và đưa ra câu trả lời.

Lưu ý:

- Kiểu Byte không nhận giá trị thực

- Biến thực có thể lưu được giá trị nguyên

Hướng dẫn giải

a) Var X,P: byte; (Sai vì biến kiểu Byte không nhận giá trị thực).

b) Var P,X:real ; (Đúng vì biến thực có thể lưu được giá trị nguyên).

c) Var P:real;X:byte (Sai vì giá trị kiểu byte không lưu được giá trị thực)

d) Var X:real;P:byte (Đúng).

5. Giải bài 5 trang 35 SGK Tin học 11

Để tính diện tích S của hình vuông có cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 100 đến 200, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?

a) var S: integer;            

b) var S: real;

c) var S: word;                

d) var S: longint;

e) var S: boolean;

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 6 SGK môn Tin học 11 để đưa ra câu trả lời.

- Cần so sánh khả năng lưu trữ, chiếm bộ nhớ của các khai báo để đưa ra lựa chọn chính xác.

Hướng dẫn giải

Để tính diện tích của hình vuông có các cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 100 đến 200, thì các khai báo b, c, d là đều đúng. Nhưng khai báo C là tốt nhất và tốn ít bộ nhớ cần lưu trữ.

6. Giải bài 6 trang 35 SGK Tin học 11

Hãy viết biểu thức toán học dưới đây trong Pascal:

\((1+Z)\frac{x+\frac{y}{z}}{a-\frac{1}{1+x^3}}\)

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở mục 1 trang 24 SGK môn Tin học 11 để trả lời.

Biểu thức Pascal (1 +z) *(x +y/z)/(a-1/(1 +x*x *x))

Hướng dẫn giải

Viết biểu thức trên sang Pascal:

( 1 +z) *(x +y/z)/(a-1/(1 +x*x *x))

7. Giải bài 7 trang 36 SGK Tin học 11

Hãy chuyển các biểu thức trong Pascal dưới đây sang biểu thức toán học tương ứng:

a) a/b*2;             

b) a*b*c/2;      

c) 1/a*b/c;         

d) b/sqrt(a*a+b).

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở mục 2 trang 259 SGK môn Tin học 11 để phân tích và đưa ra câu trả lời.

Ví dụ: a/b*2; → \(\frac{2a}{b}\)

Hướng dẫn giải

Chuyển các biểu thức trong Pascal ở trên sang biểu thức toán học tương ứng:

a) \(\frac{2a}{b}\)

b) \(\frac{abc}{2}\)

c) \(\frac{b}{ac}\)

d) \(\frac{b}{\sqrt{a^2+b}}\)

8. Giải bài 8 trang 36 SGK Tin học 11

Hãy viết biểu thức logic cho kết quả true khi tọa độ (x;y) là điểm nằm trong vùng gạch chéo kể cả biên của các hình 2.a và 2.b. 

Hình 2. Các miền cần xác định

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở mục 5. Biểu thức logic trang 27 SGK môn Tin học 11 để giải bài tập này.

Ví dụ:

((y<1) or (y >1) and ((y > abs(x)) or (y abs(x))

Hướng dẫn giải

Biểu thức logic:

((y<1) or (y >1) and ((y > abs(x)) or (y abs(x))

Hoặc: (y<1) and (y > abs(x)).

9. Giải bài 9 trang 36 SGK Tin học 11

Hãy viết chương trình nhập số a (a>0) rồi tính và đưa ra diện tích phần được gạch chéo trong hình 3 (kết quả làm tròn đến bốn chữ số thập phân).

Hình 3

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 7 SGK môn Tin học 11 để phân tích và đưa ra câu trả lời.

- Xác định tâm, bán kính hình tròn

- Áp dụng công thức tính S = R*R*/Pi; Pi≈3,1416.

- Viết chương trình tính diện tích phần gạch

- Khi chạy chương trình với a lần lượt là 2, 3, 5

Hướng dẫn giải

Qua hình vẽ, ta nhận thấy rằng diện tích phần gạch chéo bằng 1/2 diện tích hình tròn tâm O(0:0), Bán kính R a.

Ta lại biết rằng, diện tích hình tròn được tính theo công thức: S = R*R*/Pi; Pi≈3,1416.

Khi đó, chương trình tính diện tích phần gạch là như sau:

Program dien_tich_phan_gach;

Uses crt;

         Var a: real; Conts pi = 3,1416,

Begin

         Clrscr,

         Write('Nhap ban kinh duong tron a (a>0): ')

         Readln(a),

         write('Dien tich phan gach cheo la: ',a*a*pi/2:20:4);

Readln

End.

Khi chạy chương trình:

+ Nếu: a = 2 thì diện tích phần gạch là 6.2832;

+ Nếu a = 3 thì diện tích phần gạch là 14.1372;

+ Nếu a = 5 thì diện tích phần gạch là 3 1.8086.

10. Giải bài 10 trang 36 SGK Tin học 11

Lập trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v khi chạm đất của một vật rơi từ độ cao h, biết rằng \(v=\sqrt{2gh}\) trong đó g là gia tốc rơi tự do và g = 9,8m/s2. Độ cao h(m) được nhập vào từ bàn phím.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở bài 7 SGK môn Tin học 11 để phân tích và đưa ra câu trả lời.

- Viết chương trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v

- Chạy chương trình với h lần lượt là 0,45m; 1m; 1,5m; 2m và 3m

Hướng dẫn giải

Chương trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v:

Program tinh_van_toc;

Uses crt,

        Const g = 9.8;

        Var v,h: real

Begin

        Write('Nhap vao do cao h= ');

        readln(h);

                   V:=sqrt(2*g*h);

                    write ('Van toc khi cham dat la V = ' , V: 10 : 2 ' , in/ s' )

readln

End.

Khi chạy chương trình:

+ Nếu h = 0.45 m thì vận tốc khi chạm đất V = 2.97m/s

+ Nếu h = 1 m thì vận tốc khi chạm đất V = 4.4m/s

+ Nếu h = 1.5 m thì vận tốc khi chạm đất V= 5.42m/s

+ Nếu h = 2 m thì vận tốc khi chạm đất V =  6.26m/s

+ Nếu h = 3 m thì vận tốc khi chạm đất V =  7.67m/s.

  • Tham khảo thêm

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM