Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo), giúp các em củng cố kiến thức thông qua các dạng bài tập: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, liên hệ thực tế xác định các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, phân tích và đề xuất biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

1. Giải bài 1 trang 169 SGK Sinh học 9

- Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Phương pháp giải

- Xem các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, trình bày các biện pháp đó.

Hướng dẫn giải

- Có nhiều biện pháp chống ô nhiễm như:

  • Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, xử lí nước thải...
  • Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm
  • Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời...
  • Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu...
  • Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chông ô nhiễm...

2. Giải bài 2 trang 169 SGK Sinh học 9

- Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của con người. Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào.

Phương pháp giải

- Liên hệ thực tế, tìm hiểu ở địa phương những tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Xem lại các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đên sức khỏe con người, đưa ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

Hướng dẫn giải

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: Khói, chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp, chất thải của các phương tiện tham gia giao thông, chất thải sinh hoạt, vỏ của túi/lọ đựng thuốc trừ sâu.

- Tác hại của ô nhiễm môi trường: Các chất thải dạng khí làm cho không khí bị ô nhiễm, gây ra một số bệnh về đường hô hấp, rác thải, chất thải không qua xử lí gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

- Khắc phục tác hại của ô nhiễm môi trường cần:

  • Trồng nhiều cây xanh.
  • Hạn chế sử dụng túi nilong.
  • Không vứt rác bừa bãi, xử lí các chất thải cách hợp lí khoa học.
  • Hạn chế dùng thuốc trừ sâu.
  • Giáo dục tuyên truyền mọi người cần biết giữ gìn vệ sinh chung.
  • Sử dụng các năng lượng mới không gây ra ô nhiễm môi trường.
Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM