Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 49: Quần xã sinh vật
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 49: Quần xã sinh vật, giúp các em hệ thống lại kiến thức, hoàn thiện bài tập SGK thông qua các dạng bài tập: Trình bày khái niệm quần thể, quần xã sinh vật, so sánh quần thể, quần xã sinh vật, biết cách liên hệ thực tích phân tích một quẫn xã sinh vật thông qua hệ thống câu hỏi cho trước.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 149 SGK Sinh học 9
- Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quẫn thể sinh vật như thế nào?
Phương pháp giải
- Xem lại quần xã sinh vật, khái niệm quần xã, sự khác nhau cơ bản giuwxa quần xã và quần thể sinh vật.
Hướng dẫn giải
- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau như một thể thống nhất → quần xã có cấu trúc tương đối ổn định
- Phân biệt quần xã sinh vật và quần xã sinh vật:
+ Quần xã sinh vật:
- Gồm nhiều loài từ nhiều quần thể sinh vật.
- Có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau như một thể thống nhất → quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
+ Quần thể sinh vật:
- Chỉ gồm 1 loài.
- Các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
2. Giải bài 2 trang 149 SGK Sinh học 9
- Hãy lấy một ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
- Kể tên các loài trong quần xã đó.
- Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?
- Khu vực phân bố của quần xã.
Phương pháp giải
- Liên hệ thực tế, chọn 1 quần xã sinh vật mà e biết, quan sát trả lời hệ thống câu hỏi phái trên (ví dụ: quần xã sinh vật ở sân trường, vườn hoa trường, ao cá...)
Hướng dẫn giải
- Ví dụ: Rừng dừa là một quần xã, gồm có các quần thể: Dừa, chuối, cỏ, bọ dừa, giun đất, vi sinh vật...
- Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối.
- Chuối che mát và giữ ẩm gốc cho dừa.
- Giun làm xốp đất cho dừa, chuối, cỏ.
- Cỏ giữ ẩm gốc cho dừa, chuối đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với dừa, chuối.
- Dừa, chuối, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.
- Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ dừa, chuối.
3. Giải bài 3 trang 149 SGK Sinh học 9
- Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã.
Phương pháp giải
- Xem lại đặc điểm về số lượng và thành phần của quần xã sinh vật. trình bày các đặc điểm.
Hướng dẫn giải
- Quần xã sinh vật có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần loài.
+ Số lượng các loài được đánh giá qua những chỉ số:
- Độ đa dạng: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
- Độ nhiều: Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.
- Độ thường gặp: Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
+ Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua:
- Loài ưu thế: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
- Loài đặc trưng: Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
4. Giải bài 4 trang 149 SGK Sinh học 9
- Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.
Phương pháp giải
- Xem lại khái niệm quần thể sinh vật, trình bày khái niệm quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh họa cân bằng sinh học.
Hướng dẫn giải
- Cân bằng sinh học trong quần xã là hiện tượng số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
- Ví dụ: Khí hậu thuận lợi ấm áp, nguồn thức ăn dồi dào, sâu ăn lá phát triển mạnh, số lượng sâu tăng làm cho số lượng chim ăn sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng nhiều quá sẽ làm cho số lượng sâu trong quần thể giảm. Số lượng sâu giảm sẽ làm cho số lượng chim cũng giảm theo.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 48: Quần thể người
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái